Triêu Lộ: Tranh hoa mai qua các triều đại

“Mai lan cúc trúc” là “Tứ quân tử” là đề tài của các văn nhân, họa sỹ truyền thống, có vị trí quan trọng trong lịch sử hội họa truyền thống Trung Hoa và Việt Nam. Mai là loài cây thân mộc, ngạo nghễ một mình đơm hoa trong giá lạnh, như đức người quân tử, hương thơm như tài năng, được các văn nhân nhã sỹ và đông đảo nhân dân ái mộ. Các hoạt động văn hóa yêu mai như trồng mai, vịnh mai, vẽ mai, mai cảnh v.v… đã hình thành văn hóa nghệ thuật hoa mai.

Vương An Thạch đời Tống vịnh mai “Dao tri bất thị tuyết, vị hữu ám hương lai” (Từ xa biết không phải tuyết, vì có hương thầm nhẹ bay), và Vương Miện đời Nguyên đề bức tranh “Mặc mai”: “Bất yếu nhân khoa hảo nhan sắc, chỉ lưu thanh khí mãn càn khôn” (Chẳng muốn người khen nhan sắc đẹp, chỉ để hương thơm ngát đất trời), đã biểu đạt đầy đủ tình cảm sùng kính yêu mến của mọi người đối với phẩm chất cao thượng đặc trưng của hoa mai.

Bức tranh “Ý thơ hoa mai” của Nham Tẩu đời Tống

Trong bức tranh, hoa mai nở rộ, trên cành mai có viết hai chữ “Nham Tẩu”. Bức tranh này nét bút rất có lực, bố cục tranh có dày có thưa rất tinh tế, cành mai đan xen, giàu ý vị, có thủ pháp của Dương Bổ (họa sỹ đời Nam Tống), là tác phẩm thượng thừa của trường phái Dương bổ.

Tranh cuốn “Mai thước” của Thẩm Tử Phiền đời Tống

Bức tranh cuốn này trên chất liệu tơ, dệt theo bản thảo tranh. Dùng 15, 16 loại tơ màu dệt thay bút, phối hợp tinh xảo tuyệt diệu, bức tranh tươi sáng hài hòa. Dử dụng thủ pháp “Thông kinh đoạn vỹ” dệt (Sợi dọc (kinh) dùng sợi tơ liền, sợi ngang (vỹ) dùng các loại sợi tơ màu khác nhau (đứt) tùy theo màu sắc họa tiết – ND), đồng thời áp dụng thuần thục nhiều thủ pháp kỹ thuật dệt tơ. Mật độ sợi tơ dọc dệt đạt đến 20 sợi/ cm, mật độ sợi tơ ngang đạt 44-46 sợi/ cm, rất tinh xảo khéo léo. Bức tranh dệt này đã thể hiện rất tốt ý họa của bức tranh thảo thoáng đãng, sáng sủa, cổ điển, chất phác, bức tranh sinh động, thanh tú diễm lệ, điển nhã, là một trong không nhiều tác phẩm còn được lưu lại của Thẩm Tử Phiền, cũng là tác phẩm tiêu biểu kiệt xuất của công nghệ dệt tơ thời kỳ Nam Tống.

Bức tranh “Mai trúc hàn cầm đồ” (Mai, trúc, chim lạnh giá) của Lâm Xuân đời Tống

Bức tranh này vẽ mai hồng trúc biếc, tàn dư tuyết còn chưa tan, chú chim sẻ lạnh giá đang rỉa lông trên đầu cành mai, thần thái sinh động. trúc mai vẽ bằng nét móc đôi tô màu, còn chú chim sẻ được vẽ bằng bút lông vũ mịn, vẽ tả thực giống y như thật.

Bức tranh “Tin tức mùa xuân” của Trâu Phục Lôi đời Nguyên.

Bức tranh vẽ gốc mai già có những cành non, các nụ hoa chúm chím đang đua nhau nở, không khí náo nhiệt báo tin mùa xuân đang về, làm rung động tâm hồn con người. Họa sỹ đã nét bút khỏe, lúc nhanh tạo ra nét trắng, nét lồi lõm để vẽ cành to, thủ pháp vẽ hoa mai độc đáo kỳ thú, không những không dùng bút chấm nhuộm, và cũng không dùng các nét móc, mà dùng lụa cuốn hoặc nhúm chỉ chấm mực điểm xuyết thành. Tác giả vẽ đặc tả phân bức tranh ra, giỏi sự dụng các thủ pháp bố cục đối lập thưa và dày, phức tạp và đơn giản, thẳng và cong, bút lực rắn rỏi mạnh mẽ và phóng khoáng, màu mực đậm nhạt đan xen, cảnh giới ưu nhã dật thú nhẹ nhàng, là kiệt tác tranh thủy mặc vẽ hoa mai cổ đại.

Tranh thủy mặc hoa mai của Vương Miện đời Nguyên

Bức tranh này cành mai đâm ngang hơi nghiêng, cành thưa đơn giản. chỗ các đốt mai giao nhau, hoa mai đang đua nhau nở, thể hiện sự thanh nhã, tuyệt mỹ, tinh tế của hoa mai Vương Miện. Nét bút, mực tinh xảo, điêu luyện, hàm xúc, cành chính dùng mực nhạt vảy mực, mực nhạt vẽ chấm đài hoa, cổ kính. Các cành nhánh dùng nét móc, phết, thẳng, rắn rỏi.

Bức tranh “Cây ngọc khói lồng” của Trần Lục đời Minh

Bức tranh này đặc biệt tinh tế, bố cục chiều dọc hào phóng kỳ thú, khí thế phi phàm lại thanh tú mạnh mẽ đáng yêu. Cành mai hướng dọc ngang, dùng bút mực vẽ lồi lõm, trong nét bút ướt để lộ những khoảng trắng, mạnh mẽ như rồng cuốn khúc, lại chấm mực đậm, càng thể hiện ra già nua khỏe khoắn .

Đầu cành đẹp sắc sảo, mà cành non lại thẳng đứng vươn lên, trên dưới hô ứng. Hoa nhiều phân tán ở giữa các cành non, chỉ dùng nét móc đôi đơn giản, muôn nhụy ngàn hốc, diễm lệ ngát hương trong giá lạnh. Cái thần diệu là ở chỗ một làm khói sương che ngang ngọn mai, càng tăng thêm vẻ tinh tế thanh tú nhã dật.

Bức tranh “Vạn ngọc đồ” của Trần Lục đời Minh

Bức tranh này vẽ một gốc mai thế thùy, cành từ góc trên bên phải, cành chính hình cong uốn lượn tạo thành thế động của tổng thể cành mai. Các cành nhỏ xuyên đan xem, biến hóa tạo thành cành và nhụy hoa so le đan xen, trên dưới ngóng trông, cảnh tượng hoa mai nở rộ rực rỡ. Trong hình vẽ vẽ cành không nét (vô cốt), móc đôi vẽ hoa, hình nền mực nhạt, nổi bật lên hiệu quả thị giác ngàn cành vạn ngọc, hoa như gấm phơi.

Tranh hoa mai của Trần Lục đời Minh

Bức tranh hoa mai này có cái tuyêt diệu tuy khác mà giống với bức tranh “Vạn ngọc đồ” của tác giả, nhưng về khí thế thì cảm giác hùng vỹ hơn. Bức tranh này, cành mai từ phía trái rủ xuống dưới, chia làm hai cành, một cành cong uốn lượn đi xuống, một cành gần như đi ngang qua bức tránh, nhưng các cành nhỏ tất cả đều có thế đi xuống, giữ được thống nhất với thế động tổng thể của bức tranh.

Trong bức tranh, hoa và nhụy dày đặc, rực rỡ vô vàn, ngàn cành vạn ngọc bày ra trước mắt. Về kết cấu bức tranh, cành chính phân tán, từ đó nhấn mạnh mỹ cảm của bản thân những bông hoa dày đặc như ngọc, đem lại bầu không khí vui vẻ dâng tràn, thể hiện họa sỹ gặp thời “Thịnh thế” vương triều Minh, mà “mượn hoa hiến Phật”, để tả tâm tình “Mai hoa đắc ý tiễn quần phương” (Hoa mai vui mừng hâm mộ muôn hoa”, trái ngược với cái khí đơn độc ngạo nghễ và thanh nhã của hoa mai trong tranh Vương Miện.

Tranh trúc mai của Tôn Khắc Hoằng đời Minh

Bức tranh này bằng bút pháp chau chuốt tinh tế vẽ một nhành hoa mai và một khóm trúc xanh biếc, từ góc bức tranh nhô nghiên ra, nghiêng rủ trên dòng suối trong. Kết cấu bức tranh thưa đẹp tinh tế, cành mai uốn lượn nhô ra hướng về phía tự thức bên kia quạt, khiến cả bức tranh đạt được sự thống nhất.

Bức tranh này bằng bút pháp chau chuốt tinh tế vẽ một nhành hoa mai và một khóm trúc xanh biếc, từ góc bức tranh nhô nghiên ra, nghiêng rủ trên dòng suối trong. Kết cấu bức tranh thưa đẹp tinh tế, cành mai uốn lượn nhô ra hướng về phía tự thức bên kia quạt, khiến cả bức tranh đạt được sự thống nhất.

Tranh cuốn thủy mặc hoa mai của Vương Khiêm đời Minh.

Bức tranh vẽ cành mai già, cành cong queo vươn lên, các cành vươn thẳng, đan xen nhau, rất có khí thế. Trên đầu các cành hoa nhiều nở rộ, đầy sức sống. Bút lực hùng tráng rắn rỏi, sắc mực hồn hậu, thô tinh xen kẽ, thưa dày rất tinh tế. Có 3 thi nhân Tào Oánh, Mâu Phác, Vương Lân đề thơ, bên trái tự thức “Tiền Đường Vương Mục Chi vi Văn Mẫn chỉ huy sứ tả” (Vương Mục Chi ở Tiền Đường vẽ cho chỉ huy sứ Văn Mẫn), kiềm ấn “Mục Chi”, một ấn khác mờ khó phân biệt.

Bức tranh “Tuyết mai uyên ương” của Vương Lễ đời Minh

Bức tranh vẽ cảnh tuyết sông, hai chú uyên ương đứng trên bờ rỉa lông. Một gốc mai già, cành rậm rạp, hoa nở mang tuyết, rất yêu kiều. Cây trúc mang tuyết đứng thẳng, có chú chim sẻ nhỏ ríu rít đậu trên cành trúc. Tạo hình uyên ương rất đẹp, màu sắc màu mực giao hòa. Cây mai nét bút lão luyện cứng cáp, nét mực đẫm đậm, hoa mai tươi mới, nhẹ nhàng, ưu nhã, toàn bộ hình nền là mực tầu nhạt, để những khoảng màu trắng thể hiện ý cảnh của tuyết.

Bức tranh thủy tiên, trà, mai của Khương Hoằng đời Thanh.

Trong bức tranh này ba người bạn thủy tiên, trà và mai hô ứng nhau, trên cành mai có chú chim nhỏ đang nhảy nhót sắp bay. Kết cấu bức tranh kỳ diệu, cành mai nghiêng nghiêng hướng xuống, có một cành nhỏ ngắn có thể hướng lên. Dùng mực tầu nhạt điểm xuyết ra đá núi. Thủy tiên, cây trà sử dụng nét bút tinh tế chi tiết thêm các nét móc, mà tràng hoa và hoa mai đều dùng màu hồng nhuốm màu từ ngoài vào trong, xen kẽ điểm xuyết đốm đỏ, màu sắc sáng nhạt ưu nhã thoát tục, khí vận trôi chảy sống động. Chú chim sẻ dùng nét bút sơ lược, tạo hình lại rất chuẩn xác sinh động.

Bức tranh Xuân sớm của Dương Tấn đời Thanh

Bức tranh này vẽ hai gốc mai già, thân cành uốn lượn khúc khuỷu, trên đầu các cành, hoa mới nở rộ. Bên tảng đá kỳ thú, khóm trúc cành lá xinh tươi sống động, hoa thủy tiên nở rộ, nấm linh chi mục trên đá núi. Kết cấu toàn thể bức tranh dày sát tinh tế, tuy dày sát nhưng không nặng nề. Cành cây, đá núi đều dùng mực tầu nhạt vẽ lập thể, các chấm lồi lõm nhỏ dọc và ngang v.v.. Dùng mực tầu đậm vẽ rêu. Thủy tiên dùng thủ pháp vẽ móc đôi trắng để vẽ, tú lệ, thanh đạm, ưu nhã. Hoa mai vẽ dùng mực tầu bằng nét móc, đan xen. Bức tranh tuy chưa vẽ tô màu, nhưng sức sống mùa xuân sớm tràn trề hiện ra nơi đầu bút.

Bức tranh “Mai hoa thụ đới đồ” Hoa mai chim thụ đới) của Thẩm Thuyên đời Thanh

Bức tranh này vẽ hoa mai nở rộ trong giá rét, một chú chim thụ đới đậu trên cành, có một chú chim sẻ nữa ở dưới đang kêu chích chích. Cành mai uốn khúc, dùng mực tầu vẽ nét móc, và mực tầu nhạt vẽ lồi lõm, hoa mai điểm xuyết vẽ bằng màu trắng nhạt, long lanh tinh xảo. Chim thụ đới và chim sẻ khắc họa tinh tế chi tiết, nắn nót từng nét, có ý vận của Hoàng Thuyên đời Bắc Tống.

Tranh hoa mai của Uông Sỹ Thận đời Thanh

Bức tranh này thanh đạm, tú lệ ưu nhã, thế mai gầy khỏe khoắn, khiến chúng ta thấy phong cách vẽ mai độc đáo của tác giả. Kim Nông đã từng bình rằng: “ Sào Lâm vẽ những cành mai dày, muôn hoa vạn nhụy, đem hương thơm lạnh trang nghiêm đưa vào gió tuyết Bá Kiều”. Nhưng chúng ta thấy trong những tác phẩm hoa mai còn lại của tác giả, cành, hoa cũng không dày lắm, sở trường là thưa, sáng, thanh, gầy, đem lại cảm giác bóng hình thưa, phóng khoáng, hương thơm lành lạnh lan tỏa bốn phương, bức tranh “Mai hoa đồ” này chính là bằng chứng.

Bức tranh “Xuân phong hương quốc” của Uông Sỹ Thận đời Thanh.

Bức tranh này lấy chủ đề là mai, lan, trúc và mẫu đơn. Hoa mai thanh đạm tú lệ ưu nhã, dùng mực tầu vẽ cành, thêm chút điểm xuyết, khúc khuỷu tú dật. Hoa dùng mực tầu vẽ nét móc, hơi chút hồng nhạt, màu trắng nhạt điểm xuyết nhụy, đầy vẻ thần thái thanh khiết. Dùng nét phết trung vẽ lá lan, khúc chiết uyển chuyển, dùng chu sa vẽ bông hoa, mực tầu nhạt điểm tô tâm, khác lạ bất phàm. Lá hoa mẫu đơn dùng mực tầu nhạt nhuốm đẫm, dùng nét móc vẽ cánh hoa, điểm chút hồng nhẹ, có cảm giác vẽ lập thể thanh tú, hơi nước mờ mờ.

Bức tranh “Sắc xuân Ngọc Hồ” của Kim Nông đời Thanh.

Trong bức tranh, một khúc mai khô già xuyên suốt chính giữa bức tranh, đỉnh thiên lập địa, bố cục kỳ thú tuyệt diệu, lại dùng bút thô vẽ cành, bút nhỏ vẽ móc cánh hoa, cành nhiều hoa dày, phân bố hai bên, cành cây vẽ bằng mực tầu nhạt chấm đẫm mực, mực tầu đậm vẽ rêu, càng thể hiện ra tính cách mai già ngạo nghễ giá lạnh.

“Hoa sáng mê ly, chợt như tuyết sơm mới nở”. Phía trên bên phải có tự đề của tác giả, nhớ về 50 năm trước, chuyện Quan Nguyên đến Đại Tân thiếu phủ dâng tranh cuốn mai hồng, mường tượng vẽ ra, ghi chữ rằng: “Tiến cử bác học Hoằng Từ quận Hàng Kim Nông vẽ, năm 75 tuổi”. Đây là tác phẩm tinh tế, dụng tâm của Kim Nông ở tuổi già.

Bức tranh thủy mặc hoa mai dưới trăng của Đồng Ngọc đời Thanh

Bức tranh này lấy đề tài một góc cây mai, khô già cứng cáp, cành mới mọc thẳng, hoa nụ nhiều dày, mặt xuôi, ngược, ngang, đầy sức sống. Cành mai già cổ phác, nhụy hoa thẳng cứng cáp thanh tú, nét bút dày mà không loạn, nhiều mà không tạp, khí mực hùng hậu, một vầng trăn tròn, bóng chiếu hoa mai, đặc biệt thanh dật.

Tác phẩm của Trần Phân Thanh

Triêu Lộ


Nguồn: ĐKN

You may also like...