Sam Littlefair/Lê Diễm Chi Huệ Việt dịch
Điều gì sẽ xảy ra sau khi chúng ta qua đời?
Xưa nay, câu hỏi đó luôn nằm trong địa phận tôn giáo nhưng càng ngày nhiều nhà nghiên cứu cố tìm câu trả lời đó bằng phương cách khoa học. Hầu hết Phật giáo truyền thống cho rằng có thể câu trả lời cho câu hỏi không thể trả lời đó là tái sanh.
Một số cho rằng Đức Phật nói về tái sinh vì đó là niềm tin đã được phổ biến rộng rãi tại Ấn độ từ thời cổ đại, nhưng trong cuốn sách mới tên là “ Tái Sanh Trong Phật Giáo Khởi Nguyên và Nghiên Cứu Hiện Thời”, nhà sư , học giả Bhikkhu Analyo không tán đồng. Tái sanh là một đề tài gây cấn trong Ấn Độ cổ đại, và một số Phật giáo đương đại phủ nhận ý tưởng đó. Ngạc nhiên thay, theo các kinh điển Phật giáo cổ, Đức phật nói rất nhiều về tái sanh. Trong kinh Phạm Võng có nêu rằng phủ nhận tái sanh là một quan điểm sai lầm.
Trong khi đó, một số tu sĩ Phật giáo đương thời cho rằng Phật giáo đồ không cần, hay không nên chú trọng vào kiếp trước và kiếp vị lai. Và không có một sự hiểu biết thức đồng nhất về tái sanh từ kiếp này sang kiếp khác trong Phật giáo. Thật vậy, nhiều Phật giáo đồ đương thời xác định rằng chúng ta chắc chắc không biết gì về tái sanh. Trong số báo tháng Năm của tạp chí Lion’s Roar, tác giả viết về một nghiên cứu về tái sanh do Jim Tucker, một nhà tâm lý học tại đại học Virginia, phân khoa Giác Quan Học thực hiện. Tucker không quan tâm nhiều về vấn đề tâm linh. Ông dùng phương thức khoa học để nghiên cứu những trường hợp các trẻ em có thể nhớ lại kiếp trước của mình, và như tác giả đã đề cập trong bài viết này là ông đã tìm ra nhiều điểm đáng chú ý. Điểm đáng chú ý hơn ngoài những trường hợp riêng biệt có thể rút tỉa ra khi tất cả được quan sát chung. Tucker và đồng nghiệp của ông thu thập cả ngàn trường hợp rồi đưa vào máy vi tính để phân tích thống kê, và họ có những kết luận thú vị.
Thật sai lầm khi cho rằng quan điểm Phật giáo có thể hoặc nên xác nhận quan điểm học thuật Phương Tây và ngược lại. Nó khác nhau rõ rệt. Nhóm ông Tucker chú trọng vào tái sanh mà được hiểu chung chung là sự tồn tại của linh hồn từ thân xác này đến thân xác khác. Quan niệm Phật giáo về vô ngã phủ nhận sự tồn tại của linh hồn và cho rằng chúng ta là tập hợp của nhiều hiện tượng luôn biến chuyển để tạo nên ảo tưởng của một bãn ngã.
Dưới đây là những khác biệt giữa các nghiên cứu và giáo lý Phật giáo về tái sanh
1-Những đặc điểm mang theo ở kiếp sau
Ký ức và đặc điểm trên thân thể từ kiếp này sang kiếp sau là những hiện tượng chính được quan sát trong nghiên cứu hiện tượng tái sanh. Nhiều khi các em bé biểu hiện triệu chứng Hậu Chấn Tâm Lý mặc dù không trải qua cuộc khủng hoảng nào trong kiếp sống hiện tại. Hơn nữa số các em bé mà kiếp trước bị chết đuối bây giờ lại sợ nước. Một số trường hợp biết nói tiếng ngoại ngữ hoặc có những khả năng đã được học hỏi từ trong kiếp trước.
Để tìm một hệ luận Phật giáo, chúng ta cần không cần nhìn đâu xa mà dựa vào cuộc đời đức Phật. Đức Phật được cho là nhớ được tất cả những việc xảy ra trong kiếp trước của ngài vào một đêm trước khi ngài giác ngộ . Chuyện truyền rằng Đức Phật được biết có đến có 32 tướng tốt . Khi ngài là một cậu bé đến trường, ngài có thể hiểu nhiều ngoại ngữ mà các thầy cô đều không biết. Những câu chuyện như vậy vẫn thấy xẩy ra với các vị Phật hoá thân, các vị Lạt Ma tái sanh trong Phật giáo Tây Tạng khi các vị này được nhận dạng bởi khả năng họ có thể nhận ra các đồ vật được sử dụng của các vị tiền thân.
2- Điều Tiên Đoán và Giấc Mơ
Các nhà nghiên cứu cũng nghiên cứu các tiên đoán siêu nhiên hoặc giấc mơ trùng hợp với các trường hợp đầu thai. Trong giấc mơ, người mẹ thường thấy một người hiện ra và xin được đầu thai làm con của họ . Trong tường hợp đức Phật, thân mẫu ngài thường mơ thấy một con voi đến bên cạnh và nhập vào thai mình. Trong hệ thống thị hiện thân, các đức Lạt Ma tiên đoán hoàn cảnh họ sẽ tái sanh như thế nào.
3-Nghiệp Lành
Nghiệp là một khái niệm phức tạp và gây nhiều tranh cãi trong giới Phật đồ. Nghiệp không chỉ diễn tả “gieo nhân nào gặp quả đó” mà giới bình dân thường biểu đạt. Nó là một sai lầm khi nghĩ rằng nghiệp nghĩa là tất cả hoàn cảnh của chúng ta đều là kết quả từ những hành động trong quá khứ. Giới học giả Phật giáo cho rằng hoàn cảnh của chúng ta là dựa vào nhiều nhân tố mà không chỉ do nghiệp tạo thành. Nghiệp ám chỉ rằng hành động của chúng ta đều có hậu quả. Các quả nghiệp thường không thể đoán chính xác và có thể không trổ ngay liền. Chúng ta gặt quả nghiệp trong vài ba năm hoặc nhiều đời sau nghiệp quả mới trổ. Tuy nhiên, một số tu sĩ Phật giáo cho rằng nghiệp có nhiều xu hướng. Nhà sư, học giảAnalayo viết rằng “một khuynh hướng căn bản là nghiệp xấu cuối cùng sẽ gặt quả trong tình huống xấu, và nghiệp lành sẽ thọ những quả lành”
Thông thường nhất là ký ức. Một cậu bé miêu tả những gì mà cậu ta đã trải nghiệm và xảy ra trước khi cậu bé chào đời. Các nhà nghiên cứu có khuynh hướng tìm những trường hợp người chuyển kiếp mang tâm tính của kiếp trước. Bên cạnh ký ức, các nhà nghiên cứu cũng quan sát những đặc điểm trên thân thể như vết bớt hoặc dị tật và hành vi thuộc kiếp trước. Trong nhiều trường hợp đứa bé mang vết bớt với kích thước và hình thể giống như vết đạn (đôi khi có cả vết bớt thứ hai to hơn hợp với vết đạn bắn ra) trùng hợp một cách chính xác với vết thương của đối tượng trước khi chuyển kiếp. Trong một vài trường hợp, khám nghiệm tử thi xác định vị trí của vết thương trùng vớp vị trí của vết bớt. Đức Đạt Lai Lạt Ma giải thích thêm rằng “nếu chúng ta muốn có một đời sống tái sanh tốt thì nên sống một đời sống đạo hạnh là đủ”. Ngạc nhiên thay, các phân tích thống kê thực hiện bởi các nhà nghiên cứu hiện tượng tái sanh nêu rằng những gì Đức Đạt Lai Lạt Ma nói có thể đúng.
Khi nhóm Tucker nghiên cứu một trường hợp nào, họ phân các đối tượng nghiên cứu ra nhiều thành phần dựa trên các yếu tố như thánh thiện, phạm tội, trái luân lý, giàu lòng bác ái hay rộng lượng và mộ đạo. Sau đó, họ so sánh các đặc điểm này với hoàn cảnh kinh tế và vị thế xã hội trong kiếp sống hiện tại. Trong tất cả các nhân tố, Tucker thấy có một sự tương quan rằng các đối tượng nghiên cứu trong kiếp trước càng sống thánh thiện ở kiếp trước thì điều kiện kinh tế và vị thế xã hội của họ càng cao trong kiếp sống hiện tại.
4-Thói Quen
Càng nhận ra những rối rắm khi nói đến nghiệp, chúng ta thấy những xu hướng trong các nghiên cứu của Tucker. Ví dụ, Tucker suy đo án rằng chúng ta luôn gặp bế tắc trong kiếp sống hiện tại và cả kiếp vị lai. Một người giàu có kiếp này có thể trở nên nghèo khó trong kiếp sau . Ý tưởng này trùng hợp với quan niệm “Cõi Giới” trong Phật giáo, nghĩa là chúng ta có thể sinh ra trong cõi giới này hay cõi giới kia tuỳ thuộc vào trải nghiệm của chúng ta. Như Tucker mô tả, tất cả những thói quen của chúng ta sẽ định doạt cõi giới mà chúng ta sẽ sinh ra.
Tucker cũng nhận thấy rằng thói quen có thể được tích trữ từ kiếp sống này qua kiếp sống khác. Các dữ kiện Nhóm Tucker thu thập cho thấy rằng có một sự tương quan ở đặc tính giữa kiếp trước và những kiếp sau: Người mộ đạo kiếp này có khuynh hướng là người mộ đạo kiếp sau; người giàu lòng bác ái trong kiếp này có khuynh hướng là người giàu lòng bác ái trong kiếp sau; thiền giả trong kiếp này có khuynh hướng là thiền giả kiếp sau.
5-Khả năng nhớ lại kiếp trước
Đức Đạt Lai Lạt Ma nói rằng khả năng một người nhớ lại kiếp trước của họ phụ thuộc vào “khả năng duy trì ký ức”. Một người càng trẻ và càng ra đi đột ngột, họ càng có khả năng mang theo ký ức và tâm tính vào kiếp sau. Điều này gần chính xác với nghiên cứu của Tucker. Bảy mươi phần trăm trong các trường hợp Tucker nghiên cứu, đối tượng nghiên cứu chết đột ngột trong kiếp trước và trùng bình số tuổi là 28. Một phần tư đối tượng nghiên cứu chết trước 15 tuổi.
“Một đứa bé chết trẻ có khả năng nhớ lại ký ức kiếp trước của nó”. Ông viết.
Hơn nữa, khi người chuyển kiếp chết chết tự nhiên, họ ít có khả năng nhớ lại vì họ ra đi như thế nào. Đức Đạt Lai Lạt Ma nói rằng ký ức về kiếp trước thường được nhớ lại lúc còn nhỏ do đặc tính của người chuyển kiếp trong kiếp trước bị ảnh hưởng bởi trải nghiệp ở kiếp hiện tại. Trong nghiên cứu của Tucker, hầu hết các em bé nói về kiếp sống trước khi chúng bắt đầu biết nói và hết nhớ khoảng lúc 7 tuổi. Khi chúng trở thành vị thành niên, chúng có thể phủ nhận việc đã từng nhớ về kiếp trước. Đức Đạt Lai Lạt Ma cũng nói rằng hành thiền sẽ giúp duy trì ký ức. Trong khi đó, Tucker cho rằng ông không thấy điểm này trong các nghiên cứu của mình. Các dữ kiện cho thấy rằng một người hành thiền trong kiếp trước, họ có thể có khả năng nhớ lại trải nghiệm trung ấm.
6- Giai Đoạn Trung Gian
Khoảng hai mươi phần trăm trong các trường hợp Tucker nghiên cứu nhớ lại ký ức giữa hai kiếp. Ký ức này gồm trải nghiệm đám tang, quá trình thụ thai, hoặc cõi giới khác. Thời gian bình quân giữa chết và tái sanh khoảng mười lăm tháng, có nghĩa là khoảng sáu tháng kể từ khi chết và quá trình thụ thai.
Một số trường Phật học bàn luận khá nhiều về giai đoạn trung ấm, còn được gọi là “bardo”. Nổi tiếng nhất là cuốn Tử Thi Tây Tạng, mô tả chi tiết về trải nghiệm trung ấm thân. Nghiên cứu của Tucker mâu thuẩn với giáo lý Phật giáoTây Tạng vì giáo lý Phật giáo Tây Tạng cho rằng thần thức vong linh ở cõi trung ấm 49 ngày trước khi đi đầu thai, mặc dù đó là khoảng thời gian phỏng định và không phải ngày giờ trần gian. Một số Phật học viện khác cho rằng không có thời gian ấn định một vong linh ở trong cõi trung ấm bao lâu. Các học viện khác cũng không nói gì về thời gian trong cõi trung ấm.
Vì sao chúng ta dường như nói về ý tưởng có vẻ mê tín như vậy? Các Phật tử thường nói về tái sanh và những quan niệm liên quan như nghiệp, cõi giới và giai đoạn trung ấm bởi vì đó là những trải nghiệm xảy ra từ kiếp sống này đến kiếp sống kế tiếp. Bất kể sinh tử, giáo lý Phật giáo cho rằng đây là những hiện tượng biến chuyển không ngừng. Trong mỗi biến chuyển, các nhân tố tạo thành thân ngũ uẩn tan rã và cấu tạo lại một thân tái sanh khác khiến chúng ta nghĩ rằng chúng ta là thật, là những cá thể vĩnh cửu. Trong bất kỳ giây phút nào, chúng ta cũng có thể sinh vào cõi giới khác, hoặc vất vưởng trong cõi trung gian. Nhiều tu sĩ Phật giáo khuyên ngăn chúng ta không nên bận tâm quá nhiều vào khái niệm tái sanh từ kiếp này đến kiếp khác. Trong khi nó là đề tài nghiên cứu thú vị, nhưng ở khía cạnh thực hành tâm linh, nó có thể trở thành một vướng bận vô bổ.
Đức Chögyam Trungpa viết rằng “Nhiều người từng trải nghiệm và họ xác định hiện tượng tái sanh là có. Tại Anh Quốc, tôi biết một gia đình Thiên chúa giáo mất con gái trong một tai nạn. Vài năm sau họ sanh một bé gái khác. Một ngày nọ, đứa con gái đang qua đường với bố cô và cô bất ngờ nói: “ Con không muốn qua đường này . Đây là con đường xảy ra tai nạn trước đây phải không Bố ?” Và thật vậy, con đường đó là nơi xảy ra tai nạn. Nhiều người khác cũng có trường hợp tương tự nhưng tôi không muốn suy đoán về điều này hay làm cho người khác phải tin. Điều quan trọng ở đây là tâm thức luôn tồn tại. Nó không bị phá huỷ. Khi chúng ta ngủ hay khi chúng ta không ý thức được, tâm thức vẫn hiện hữu mọi lúc.”
04.11.2019