Vũ Hoàng Chương: Làm Thơ và Tuyên dương Văn nghiệp

Thi sĩ Vũ Hoàng Chương trả lời cuộc phỏng vấn truyền thanh của đài Tiếng nói Tự do (phát thanh đêm Giao thừa năm Quí Sửu – 1973.) Bách Khoa số 389 [ngày kiểm duyệt 2-4-1973] trang 75.

Câu hỏi 1 — Xin giáo-sư tự giới thiệu quý danh.

[1]- Tôi mang họ Vũ-Hoàng và được cha mẹ đặt tên là Chương. Như vậy tói là Vũ-Hoàng-Chương. Đó cũng là ba chữ tôi dùng làm bút-danh ngay từ ấn-phẩm thứ nhất : tập Thơ Say ra đời năm 1940 tại Hà-nội.

Câu hi 2 Ngoài việc dạy học, giáo sư đã “làm thơ” như thế nào ?

2-  Việc chính-yếu của tôi là  “làm thơ”; còn việc dạy học chỉ là phụ-thuộc. Từ giữa năm 1972 tôi chỉ còn dạy 3 giờ một tuần, lớp 11 trường Trung-học Chu-văn-An, Sài Gòn. Đến như việc “làm thơ” nó như thế nào ư ? Giản dị lắm. Tôi có cảm hứng là bắt đầu kiến trúc bài thơ. Thường khi một tuần là xong nhưng cũng có trường hợp lâu cả tháng như bài Lửa Từ Bi (1963), hay chỉ một ngày đã hoàn tất rồi thí dụ bài Thôi Hết Băn Khoăn (1961). Thơ làm xong thì cho đăng báo. Tôi hợp tác thường xuyên với các tạp chí văn học, như VĂN, BÁCH-KHOA… và các nhà xuất bản lớn như Lửa Thiêng, An-Tiêm, Nam Chi, Khai-Trí, Nguyễn Đình Vượng.

Riêng nhà Lửa Thiêng, từ 1970 đến nay đã ấn hành của tôi ba tập thơ : Ngồi Quán, Đời Vắng Em Rồi Say Với Ai, Rừng Phong (tái bản) và đang ấn hành hành tập Kịch-thơ Cô Gái Ma và tập hồi ký Ta Đã Làm Chi Đời Ta. Mà Nguyễn Đình Vượng thì đã in tập thơ Cành Mai Trắng Mộng, tái bản tập thơ Say và tập Kịch thơ Vân Muội. Quanh năm tôi bận rộn chỉ riêng về việc đăng thơ, in thơ. Đôi khi đăng đàn diễn thuyết, cũng về thơ nữa. Rồi chuyện dịch thơ của mình sang tiếng Pháp, tiếng Đức, tiếng Ý, tiếng Anh cũng mất công trình lắm. Các thi sĩ ngoại quốc dịch thơ tôi sang ngôn ngữ nước họ đều liên lạc với tôi thường xuyên, để dịch không phản lại tác giả. Thí dụ nữ sĩ Simone Kuhnen ở Bỉ, thi sĩ Kosmas Ziegler ở Áo, nữ sĩ Edvigc Gorlni ở La-mã v.v… Thư đi từ lại cũng đủ mệt rồi. Còn làm việc gì khác ngoài Thơ được! Còn thì giờ đâu dạy học cho có nhiều tiền ! Bởi vậy tôi đã nói “làm thơ” đối với tôi là việc chính yếu mặc dầu đó là một cái nghiệp chứ phải là một nghề !

Câu hỏi 3 Thi-sĩ vừa được trao giải Tuyên-dương Văn-nghiệp, yêu cầu thi-sĩ cho biết rõ hơn về giải này, vì đây mới là lần đầu tiên ở Việt-Nam có một giải Tuyên-dương như vậy. 

3- Mặc dầu văn nghiệp của tôi vừa được tuyên dương tôi cũng không biết gì về giải này rõ hơn hoặc nhiều hơn bất cứ ai. Lý do dễ híểu là trong giải này không có sự “trựctiếp” tham dự của văn nhân. Phủ Quổc vụ khanh đặc trách Văn-hóa chỉ căn cứ vào dư luận của văn giới để quyết định ai lãnh giải.

Riêng phần tôi, tôi chỉ biết rằng Trung tâm Văn bút VN và Tạp chí Bách Khoa là hai cơ quan đã giới thiệu tôi với Phủ Quốc vụ khanh đặc trách Văn hóa, cả hai đều là cơ quan tư nhân mặc dầu Trung Tâm Văn Bút Việt Nam là một chi nhánh quốc gia của Hội Văn bút quốc tế.

Lẽ dĩ nhiên hai cơ qnan này đã cố gắng thâu thập mọi tài liệu về văn nghiệp tôi để chứng minh lời giới thiệu. Điều ấy đã khiến tôi xúc động vô cùng, xúc động gấp nhiều lần hơn khi được tin “trúng giải” và khi được trao giải. Thật thế, tôi đã từng là một sáng lập viên của TTVBVN từ 1957, từng là Chủ tịch liên tiếp trong 4 năm (từ 1964 đến 1968). Còn như Tạp chí Bách Khoa thì Tòa soạn lúc nào cũng coi tôi như bạn thân, và sẵn sàng đăng tải bất cứ bài nào của tôi, kể cả thơ chữ Nho, thơ ngâm vịnh, tùy bút, hồi ký v.v…

Câu hỏi 4 Xin thi-sĩ cho biết đã ấn hành những thi-tập nào, kể cả những thi-tập in tại Hà-nội hay ở ngoại quốc.

4- Nhiều lắm. Nhớ sao hết được. Đại khái có hai tập thơ, một tập Kịch thơ in tại Hà-nội trước 1945, một tập thơ in tại Việt Bắc khoảng 1947, một tập thơ in tại Sài Gòn trước hiệp định Genève 1954, và chừng 15 tập khác ở Sài Gòn sau đó.

Tập thơ in gần đây nhất là tập “Đời Vắng Em Rồi Say Với Ai”  mới xuất bản giữa năm 1971.

Ngoài ra phải kể ba tập thơ có bản dịch Pháp-ngữ đối chiếu, một tập có bản Anh ngữđều in tại Sài Gòn. Và một tập dịch Đức-ngữ, xuất bản tại Hamburg từ 1966, do nhà Hoffmann und Camp.  Tập này không in nguyên tác chữ Việt, nghĩa là không có đối chiếu.

Câu hỏi 5 Thi-sĩ ưa cuốn nào nhất ?

5- Tập nào cũng ưa chứ ! Nhưng có có lẽ tôi thích nhất tập “Rừng Phong” (1954) vì khi phát hành tập ấy khoảng đầu năm tại Sài Gòn, tác giả của nó đang ở Hà Nội và chưa có ý định nào về chuyện vào Nam. Thế mà chỉ sáu tháng sau tập-thơ và người-thơ đã xum họp. Quả nhiên “Rừng Phong” đã báo hiệu một biến chuyển lớn trong kiếp này của Vũ-Hoàng-Chương.

Câu hỏi 6 Sang năm, Quý-Sửu, thi-sĩ có những dự tính nào ?

6- Cũng nhiều lắm. Nhưng thôi, hãy còn là dự tính thì nói ra làm chi! Có điều chắc chắn là tôi vẫn “làm thơ” như đã làm từ nhiều năm, từ nhiều kiếp.

Câu hỏi 7 Thi-sĩ có nhắn gửi gì cho đồng bào ngoài Bắc không ?

7- Nếu có thể nhắn gửi được thì còn nói gì nữa. Vì đổi với một thi-nhân, đồng bào của hắn (ở bất cứ miền nào) cũng cần thiết như hơi thở, như nước uống; người ngoại quốc rất có thể hiểu văn xuôi Việt-Nam qua các bản dịch, nhưng chỉ người Việt Nam ta mới hiểu trọn vẹn thơ VN, hiểu bằng rung cảm, bằng tiềm thức, bằng linh-khí của giống nòi…

Trở lại câu hỏi thâu hẹp vào đồng bào miền Bắc hiện nay” mà quý đài vừa đặt ra, và đặt với một tầm quan trọng đặc biệt, tôi có thể trả lời như sau:

Tôi mong mỏi cho đồng bào tôi ở ngoài ấy còn giữ mãi hồn Thơ, và có nhiều cơ hội xem thơ, đọc thơ, ngâm thơ, làm thơ, đề lắng mình vào giòng càm-hứng Thơ bất chấp mọi biến thiên lịch-sử. Tôi thiết tha mong mỏi và truyền thông điều ấy, vì tôi tin rằng bản chất của Thơ là hòa-hài, bản thề của Thơ là nhất-quán. Chúng ta cùng yêu Thơ, sống chết vì Thơ, ấy là gọi Hòa-bình đến thật sự, ấy là đưa Thổng-nhất lại gần kề. Tổ tiên chúng ta chẳng đã làm thơ, ngâm thơ suốt mấy ngàn năm dựng nước đấy ư ? Trong lều tranh, ngoài nương khoai ruộng lúa, bên khung cửi nong tằm, và cả trên mũi thuyền, trên lưng ngựa ! Còn như nỗi nhớ niềm thương trong bấy lâu, cũng như giữa phút giây này, thiết tưởng hồ Kiếm, sông Hồng đã hiểu tôi qua vần điệu, và đang bắt gặp trên làn sóng âm thanh.

Câu hỏi 8 Cảm-tưởng của Thi-sĩ ra sao, về giải Tuyên dương Vănnghiệp mà Thi-sĩ vừa mới lãnh ? 

8- Ai cũng biết rằng giải Tuyên-dương Văn-nghiệp đầu tiên này đã do phủ Quốc vụ khanh Đặc trách Văn hoá tổ chức một phần lớn dư luận tham dự việc đề cử người lãnh giải và giải đã do Phó Tổng-Thống VNCH vừa trao.

Nhưng đối với riêng tôi, Vũ-Hoàng-Chương đã vừa được một người đẹp tuyên dương, người đẹp có tên là THƠ hay NÀNG-THƠ, như thế gian thường gọi.

Vâng, đúng thế ! Dân tộc VN là một dân tộc thi nhân; ai cũng yêu thơ và làm thơ cả. Bắt đầu phải là Thơ, rồi muốn viết truyện ngắn truyện dài hay kịch-bản chi chi, thì sau đó đã ! Các văn-hữu của tôi kịch-tác-gia hay tiểu- thuyết-gia, phê-bình-gia ở bên này hay bên kia dòng sông, đều có thể xác nhận với tôi điều đó. Nghĩa là toàn thể làng văn VN đều coi NÀNG THƠ như người tình thứ nhất. Lẽ dĩ nhiên cũng rất nhiều văn hữu, dầu muốn dầu không, đã phụ tình bỏ rơi Nàng Thơ để theo đuổi cái nghiệp viết truyện hay viết kịch.

Riêng Vũ Hoàng Chương, hơn 30 năm nay, vẫn thủy chung như nhất, vẫn chỉ có một người tình, vẫn từng giây từng phút lên đường, để rung động giữa vạn biến một trái tim bất biến.

Người-đẹp nào mà không phải “tuyên-dương”, huống hồ THƠ lại là “người-đẹp của những người đẹp”.

***

Tuy nhiên, nếu chỉ là chuyện giữa Nàng Thơ và Vũ-Hoàng-Chương thì hà tất phải đợi đến hôm nay, trên thềm Tết Quý-Sửu này ! Thời gian tuyên đương hẳn phải mang một ý nghĩa gì chứ.

Phải chăng một điềm báo Hòa-bình đang đi tới, đang nhích lại gần. Vì lẽ THƠ là sứ-giả, đồng thời cũng là hóa-thân của HÒA-BÌNH. Người yêu chung thủy của THƠ được tuyên dương, ấy là HÒA-BÌNH phải đến với dân tộc hắn.

Trong niềm hy vọng lớn lao này, tôi chợt thấy vinh hạnh cho hắn vô cùng. Và tin rằng hắn không thể không xúc động mãnh liệt.

VŨ HOÀNG CHƯƠNG


Nguồn: dienđantheky.net

You may also like...