Đến với bài thơ nổi tiếng của Thôi Hộ: Đề Đô Thành Nam Trang

Thôi Hộ tự Ân công, người quận Bác Lăng, nay là Định huyện, tỉnh Trực Lệ, Trung Hoa, sống vào khoảng niên đại Đường Đức Tông.

Đề Đô Thành Nam Trang

Khứ niên kim nhật thử môn trung

Nhân diện đào hoa tương ánh hồng

Nhân diện bất tri hà xứ khứ

Đào hoa y cựu tiếu đông phong.

Dịch nghĩa

Đề (thơ) ở trại phía Nam Đô Thành

Ngày này năm ngoái tại cửa đây

Hoa đào và mặt người cùng ánh lên sắc hồng

Gương mặt người xưa giờ không biết chốn nao

(Chỉ thấy) hoa đào vẫn như cũ cười với gió đông.

* Đô Thành: Tức Trường An (kinh đô nhà Đường)

Thôi Hộ tự Ân công, người quận Bác Lăng, nay là Định huyện, tỉnh Trực Lệ, Trung Hoa, sống vào khoảng niên đại Đường Đức Tông. Thôi Hộ vốn lận đận khoa cử lại là người tuấn nhã, phong lưu nhưng sống khép kín, ít giao du.

Một lần nhân tiết Thanh minh chàng trai Thôi Hộ dạo chơi phía nam thành Lạc Dương. Nhân thấy một khuôn viên trồng đào rất đẹp, tươi thắm những hoa, chàng đến gõ cổng xin nước uống. Lát sau lại thấy một thiếu nữ diễm lệ e ấp nấp trong vườn đào. Uống nước xong, chàng ra đi.

Năm sau, cũng trong tiết Thanh Minh, người con trai trở lại chốn cũ, nhưng cổng đóng then cài, gọi mãi không thấy ai. Chàng viết bài thơ trên dán trên cổng. Lâu sau khi trở lại, chợt nghe tiếng khóc từ trong nhà vọng ra rồi thấy một ông lão ra hỏi chàng có phải là Thôi Hộ không và cho biết con gái của cụ sau khi đọc xong bài thơ bỏ cả ăn uống, đã chết, xác vẫn còn ở trong nhà. Thôi Hộ tìm vào đến bên xác người con gái, tuy đã tắt thở nhưng vẫn còn ấm và mặt mày vẫn hồng nhuận. Chàng quỳ xuống than van kể lể. Người con gái sống lại và họ trở thành vợ chồng.

Bài thơ ghi lại mối tơ duyên bất hủ nhuốm màu sắc huyền thoại.

Đến năm 796, niên hiệu Trinh Nguyên, Thôi Hộ đậu tiến sĩ, làm tiết độ sứ Lĩnh Nam.

Doãn Vương Tu   thời đó  cũng đã nhắc tới bài thơ nay này. Thời sau nhiều nhà dich giả đã dịch bài thơ :
Đề thơ phía Nam Thành đô

Năm ngoái ngày này dưới cánh song
Hoa đào ánh má mặt ai hồng
Mặt ai nay biết tìm đâu thấy
Chỉ thấy hoa cười trước gió Đông
(Đỗ Bằng Đoàn & Bùi Khánh Đản dịch)

Hay bản dịch của Trần Trọng San

Đề thơ phía Nam Thành đô
Cửa này, năm ngoái, hôm nay,
Hoa đào phản chiếu mặt ai ửng đào.
Mặt người giờ ở nơi nao?
Hoa đào vẫn đó cười chào gió đông.
(Trần Trọng San dịch)

Còn riêng tôi nhìn hoa  Đào nở rộ  ,chợt nhớ đến bài thơ “Ông Đồ Già “ của Vũ Đình Liên. Hay  “Ai lên xứ Hoa Đào” sáng tác của nhạc sĩ Hoàng Nguyên và “Mùa Hoa Anh Đào” của nhạc sĩ Thanh Sơn là những bài ca nổi tiếng và bất diệt với thời gian.

Trong bài “Ai lên xứ Hoa  Đào” nhạc sĩ Thanh Sơn có viết:”Rồi xuân sang thấy Hoa Anh Đào,  Màu hoa đây dáng xưa còn đâu?” làm tôi nhớ đến bài thơ Đường

“Đề Tích Sở Kiến Xứ” của Thôi Hộ.

“Khứ niên kim nhật thử môn trung;
Nhân diện đào hoa tương ánh hồng,
Nhân diện bất tri hà xứ khứ,
Đào hoa y cựu tiếu đông phong”

Có nhiều giai thoại về bài thơ bất hủ nầy. Bài “ Đề tích sở kiến xứ” là một trong những bài thơ Đường trứ danh cùng với bài “Hoàng hạc lâu “ của Thôi Hộ. Dưới cái nhìn Thiền Tông, chúng ta thấy rõ ràng Thôi Hộ còn mắc kẹt trong hoài niệm quá khứ, vị lai như khứ niên: năm ngoái, y cựu :vẫn như xưa người xưa đã đi đâu mất rồi. chừng nào mới gặp lại(vị lai). Còn có niệm quá khứ ,vị lai là mất cái Thường Giác ,Hiện Giác Hằng Giác của chính mình. Con người chân thật, thật sự tiến đến giác ngộ và giải thoát là người lúc nào cũng sống với Hiện Giác  Hằng Giác.

Cuối cùng người sưu tầm muốn thử cái vận may dịch  bài thơ trên của Thôi Hộ

Để các thi huynh, thi hữu cùng tham khảo :

Đề thơ ở ấp Nam Đô Thành

Năm ngoái hôm nay giữa cửa trong
Mặt hoa ửng ánh sắc đào hồng
Mặt  hoa nào biết giờ đâu tá
Chỉ thấy hoa cười trước gió Đông .

Đặng Phụ ,Chi hội Tây Phương – Thạch Thất

sưu tập và biên soạn.

You may also like...