Hòa thượng W. Rahula nói rằng:
Bát Nhã Tâm Kinh và Trung Quán Luận, Madhyamika-karika, là hai tác phẩm nổi tiếng của ngài Nagarjuna, Long Thọ. Bát Nhã Tâm Kinh không phải là lời dạy của Phật
và có 5 mâu thuẫn như sau:
Mâu thuẫn thứ nhất
Câu trước của bài kinh nói rằng: Cứ tu hành nhưng đừng mong chứng đắc, vì không có chứng đắc gì cả. “Vô trí … diệc vô đắc”.
Câu sau của bài kinh nói ngược lại, là vẫn có chứng đắc.
“Tam thế chư Phật … đắc … A nậu đa la … “
Đó là mâu thuẫn thứ nhất.
Mâu thuẫn thứ hai
Câu kinh: “Dĩ vô “Sở” đắc cố” là câu kinh vô nghiã.
Vì thế, các tăng sĩ chỉ có thể dịch chữ … “Đắc” … nhưng không thể dịch được chữ … “Sở” …!.!,!.
Nhiều tăng sĩ khác bỏ luôn câu kinh nầy, vì không dịch được.
Trong sách: “Tinh Túy Bát Nhã Tâm Kinh” của Dalai Lama, câu kinh nói trên có hai chữ “Vô”.
Đó là: Dĩ … Vô … Vô … sở đắc cố.
Cũng giống như: Vô … lão tử diệc … Vô … lão tử tận.
Phải có hai chữ “Vô” thì câu kinh nói trên, mới có ý nghiã.
Đó là mâu thuẫn thứ hai.
Mâu thuẫn thứ ba
Kinh Bát Nhã nói rằng: Trì tụng Thần chú: Yết đế, Yết đế hay là … Gate, Gate … năng trừ nhất thiết khổ.
Nếu đúng như vậy thì tại sao?
Phật dạy chúng ta: bùa và chú là mê tín?
Đó là mâu thuẫn thứ ba.
Mâu thuẫn thứ tư
Câu đầu của bài kinh Bát nhã là: “Chiếu kiến Ngũ uẫn giai không độ nhất thiết khổ ách”.
Câu cuối của bài kinh là: “Trì tụng Thần chú … năng trừ nhất thiết khổ”.
Như vậy chúng ta có hai cách nói trên để diệt khổ.
Do đó chúng ta nên chọn “trì tụng Thần chú” để diệt khổ, vì cách nầy dễ dàng để tu hành … hơn là … chọn “Chiếu kiến Ngũ uẫn giai không”.
Đức Phật thuyết pháp trong 45 năm, chỉ để dạy chúng ta trì tụng Thần chú hay sao?
Đó là mâu thuẫn thứ tư.
Mâu thuẫn thứ năm
Thần chú của Bát nhã tâm kinh là: Gate, Gate, Paragate, Parasamgate, Boddhi Svaha.
Thần chú là linh ngôn, mật ngữ, không thể hiểu được ý nghiã của nó và cũng không thể sửa đổi âm thanh.
Thế nhưng, nhiều tăng sĩ chuyển ngữ thành: Yết đế, Yết đế, Ba la yết đế, Ba la tăng yết đế, Bồ đề tát bà ha.
Nhiều tăng sĩ khác, lại còn dịch nghiã là: Vượt qua, vượt qua, cùng nhau vượt qua …
Như vây câu kệ nói trên đâu còn … cái huyền bí, cái mầu nhiệm của Thần chú !?
Nếu Thần chú Gate, Gate … không huyền bí, không mầu nhiệm gì cả thì chúng ta trì tụng nó làm gì? chỉ vô ích mà thôi.
Do đó chúng ta nên trì tụng: Vượt qua, vượt qua, cùng nhau vượt qua … vừa dễ hiểu, vừa khích lệ việc tu hành !.!.!
Đó là mâu thuẫn thứ năm.
Kết luận: Bát Nhã Tâm Kinh nói riêng và kinh Đại Thừa nói chung không phải là lời dạy của Phật, mà là lời dạy của các vị Sư tổ.
Các vị Sư tổ tùy tiện diễn giải lời dạy của Phật, theo ý riêng của mình cho nên sinh ra mâu thuẫn trong kinh Bát nhã và trong kinh Đại thừa.
Kinh Đại thừa được hình thành, sau nầy, sau khi đức Phật đã nhập diệt hơn 600 năm. Vì thế trong 3 lần kết tập kinh điển, hoàn toàn không có bài kinh nào là của Đại thừa cả.
Cước chú:
Kinh Đại thừa được kết tập vào thế kỹ thứ nhất Tây lịch.
Vua Ka Ni Sắc Ca (Kanishka) triệu tập các tăng sĩ tại Thủ đô Kudalavana, xứ Kasmira để kết tập kinh điển và để hoàn thành bô kinh: Đại chánh tân tu Đại tạng kinh, gọi tắt là Đại tạng.
Hai ngài Hiếp Tôn Giã và Mã Minh chủ toạ Hội nghị. Kinh được ghi chép bằng tiếng Sanskrit,
thay vì bằng tiếng Pãli, như trong các lần kết tập trước đây của kinh Nguyên thủy.
Các bài kinh Đại thừa, lúc sơ khởi thì ngắn. Về sau, hậu sinh bổ túc thêm, thêm thắt thêm, thành ra dài … rất dài … như bộ kinh Đại Bát nhã, có 600 quyển và bộ kinh Hoa nghiêm, có 80 quyển.
Dien Luc