GS. Lê Đình Thông – Truyện Dài “Chỉ Một Lần Sống” của tác giả Phạm Xuân Tích

Chủ Nhật, 22 tháng 10, 2017

Tác giả Phạm Xuân Tích vừa ra mắt Chỉ Một Lần Sống, đánh dấu hơn hai thập kỷ miệt mài sáng tác, kể từ  kịch thơ Hoa Vàng Cũ in năm 1995.

– Về hình thức : Truyện dài Chỉ Một Lần Sống gồm 160 trang, chia làm 6 chương sách. Tên chương thứ 6 : Chỉ Một Lần được tác giả đặt tên cho cuốn sách. 5 chương còn lại : Hợp, Tín, Thuận, Thạch, Kim đều là tên năm nhân vật chính của mỗi chương.

– Về nội dung : Ngoài truyện dài, tác giả còn làm thơ, soạn kịch, vẽ tranh, bình luận chính trị. Chất liệu truyện dài của ông trải dài từ quê nhà đến quê người, thời gian lãng đãng từ thập niên 70 đến nay, pha trộn giữa kịch tính, ý thơ, màu sắc trong một bích họa nhân sinh.

Ông viết : Ngay cả khi người ta có thể tắm hai lần trong cùng một giòng sông, thì liệu điều này có thật sự cần thiết hay không ? trang 149-150)

Vào thế kỷ thứ VI trước Công nguyên, Héraclite cho rằng ta không tắm hai lần trong cùng một con sông (On ne se baigne jamais deux fois dans le même fleuve) ; ngày đêm chỉ là sự tiếp nối của cùng một thực thể.

Tựa để của cuốn sách Chỉ Một Lần Sống nói lên sự trăn trở của cả một thể hệ, không phân biệt đông, tây : On ne vit qu’une fois (We only live once). Tác giả diễn tả sự biến đổi của cuộc sống bằng tên các nhân vật : Thạch, Kim, kiên vững nhờ ba đặc tính, Hợp, Tín, Thuận. Nhân vật mở đầu ‘‘Hợp’’ chỉ là sự hóa thân của chính tác giả.

Tôi xin mượn câu nói của Hợp để tóm lược chủ để của cuốn truyện : ‘‘Mình hòa nhập trong thiên nhiên, và đất trời sẽ giúp mọi vật hồi sinh theo hình thái khác. Chỉ một lần sống, cho mình, cho người, như con gió thoảng bay. Như vậy phải chăng là đã quá đủ cho mỗi sinh linh dưới ánh mặt trời ?’’ (tr.157).

Paris, ngày 20/10/2017

You may also like...