Có thể nói, Vũ Hoàng Chương là nhà thơ lớn của dân tộc. Nếu nhìn lại văn học sử, ta có thể thấy: Sau sự cổ vũ của các cụ Phan Khôi, Nguyễn Văn Vĩnh… Vũ Hoàng Chương góp phần không nhỏ, cùng với những Thế Lữ, Lưu Trọng Lư, Chế Lan Viên, Hàn Mặc Tử, Nguyễn Bính, Thâm Tâm, Nguyễn Nhược Pháp, Xuân Diệu, Huy Cận… mở đường, tiên phong cho phong trào thơ mới từ những thập niên đầu của thế kỷ hai mươi. Thơ ông sang trọng, giàu nhạc tính, tuy cách tân mà vẫn mang mang hoài cổ.
Tập Mây (in năm 1943) và Lửa Từ Bi (năm 1963) có thể chưa phải là những thi tập hay nhất của Vũ Hoàng Chương, nhưng với tôi, nó là hai tập thơ tiêu biểu nhất cho từng giai đoạn, tư tưởng cũng như thi pháp sáng tác của ông.
*Men khói “ba mươi năm” sầu dựng mộ.
Sinh ra, lớn lên trong gia đình quyền quí, nhưng cuộc sống, tình yêu Vũ Hoàng Chương luôn tuyệt vọng, chán chường. Để tự thoát ra khỏi cuộc sống bơ vơ nơi địa ngục: “Lũ chúng ta lạc loài dăm bảy đứa/ Bị quê hương ruồng bỏ giống nòi khinh” ông đã treo hồn mình lơ lửng giữa vòm trời thi ca. Và Vũ Hoàng Chương không chỉ lạc loài giữa cõi nhân sinh hiện hữu này, mà chính linh hồn ông cũng lạc khỏi thân xác mình. Do vậy, đọc Vũ Hoàng Chương, ta có cảm giác thơ ông được chiết ra từ khói thuốc, men rượu trong những cơn chao đảo, thất tình điên loạn.
Vâng! Chỉ có những cơn say ấy mới có thể nhập linh hồn vào với thể xác, để thi nhân đủ can đảm đi đến tận cùng sự thật đắng cay. Đọc thơ ông, vẳng lên tiếng kêu sầu thảm, dường như không phải từ con chữ, mà được vắt ra từ trái tim đang vỡ vụn. Và biết bao đêm trường ấy, nấm mồ sầu thảm đó vẫn được đong bằng nước mắt của thi nhân:
Tố của Hoàng nay Tố của Ai” (Mười hai tháng sáu)
Có lẽ, không có nỗi đau nào bằng sự đổ vỡ, phụ bạc của tình yêu, nhất là trái tim dễ vỡ của thi nhân. Và Vũ Hoàng Chương cũng không nằm ngoài cái qui luật đó “Yêu sai lỡ để mang sầu trọn kiếp/Tình mười năm còn lại mấy tờ thư!”. Đứng trước sự bế tắc của xã hội và tình yêu nhà thơ luôn cảm thấy lạc loài, bơ vơ với cuộc sống đang hiện hữu, nên luôn luôn muốn từ bỏ, thoát ly nó, tìm đến cõi mộng ảo địa đàng. Thật vậy! Vũ Hoàng Chương đang trốn chạy, tìm nơi ẩn nấp. Và cứ tưởng rằng, trốn vào men say và khói thuốc, thì sẽ mất đi nỗi đau, sầu nhớ đó, nhưng rượu đã cạn, thuốc đã tàn càng buốt lạnh thêm tâm hồn thi nhân:
Có thể nói, Mây là tập thơ hay và tiêu biểu về sự bế tắc tình yêu, cuộc sống của Vũ Hoàng Chương. Trong đó, có một số bài, một số câu thơ mới táo bạo đã đạt đến độ toàn bích. Có lẽ, ở thời điểm đó, ngoài Vũ Hoàng Chương không ai dám viết và viết hay được như vậy. Có một điều đặc biệt, đa phần những bài thơ hay của ông đều thuộc thể thất ngôn. Ta hãy đọc lại đoạn trích trong bài Đời Vắng Em Rồi, để thấy rõ sự chia ly và tình yêu đắng chát như vậy, nhưng lời thơ rất đẹp, nhẹ nhàng và trau chuốt:
Thoảng gió trà mi động mấy bông.”
Mơ hồ sông nước choáng men say…”
Cũng là người yêu thích thơ Đường, nên tôi hay tìm đọc những bài cổ thi qua bản dịch của các nhà thơ, dịch giả tên tuổi. Bài thơ Hoàng Hạc Lâu của Thôi Hiệu, tôi đã được đọc từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường qua bản dịch của Tản Đà, sau đó là những bản dịch Trần Trọng Kim, Ngô Tất Tố, Khương Hữu Dụng và một số người khác. Tuy nhiên bản dịch của Tản Đà hay và nhiều người biết hơn cả. Nhưng gần đây tôi mới tìm được bản dịch của Vũ Hoàng Chương. Đọc xong, tôi lặng người, bởi lời thơ thoát, thoáng đạt giữ nguyên thể thơ Đường, nhưng vẫn kéo tâm trạng sầu nhớ nao nao đi đến tận cùng trong lòng người lữ khách. Qủa thật, bản dịch của Vũ Hoàng Chương tôi thích hơn so với bản dịch theo thể lục bát của Tản Đà. Với tôi, đây là tác phẩm (dịch) tuyệt bút của ông. Chúng ta đọc lại dịch phẩm cuả Tản Đà và của Vũ Hoàng Chương, để nhìn nhận so sánh:
Đừng giục cơn sầu nữa sóng ơi!” (Vũ Hoàng Chương)
*Sự giải thoát linh hồn.
Nếu thi phẩm Mây chỉ là những tiếng than trong sự bế tắc cuộc sống,tình yêu, thì đến Lửa Từ Bi là sự giải thoát linh hồn. Điều mà trước đây Vũ Hoàng Chương đã thử nghiệm và kiếm tìm trong kháng chiến. Nhưng con đường giải thoát ấy, không chỉ đắng cay thêm mà còn giết chết cả hồn thơ ông. Những bài thơ, câu thơ ông viết trong thời gian này không hồn vía, nặng tính tụng ca, hò vè hô khẩu hiệu. Có những câu thơ tối nghĩa và mất gốc ” Vì giang sơn quyết bỏ gia đình”. Nhớ Về Hà Nội Vàng Son được Vũ Hoàng Chương viết vào năm 1947, là một bài thơ điển hình như vậy:
Một tấm lòng mang vạn tấm lòng.”
Nhát dao cắt đôi đất nước và cuộc di cư năm 1954 là bước ngoặt lớn nhất không chỉ cho riêng Vũ Hoàng Chương, mà cho cả dân tộc. Ông thực sự hoang mang trước sự bi đát ấy. Và với ông, lúc này bàn đèn khói thuốc dường như không còn là nơi trú ngụ cho thể xác lẫn tâm hồn. Sự dằn vặt làm ông thao thức và luôn tự hỏi về thân phận con người trong loạn ly. Bài Nguyện Cầu của Vũ Hoàng Chương ra đời trong hoàn cảnh, tâm trạng như vậy. Bài thơ mang hương vị thiền ở thể lục bát. Khi viết bài này, dường như thi sĩ muốn bỏ cái tham, sân, si của con người để đến gần nơi cửa phật. Cả bài thơ như một câu hỏi tu từ: “Ta còn để lại gì không?” nhằm răn mình, răn đời vậy. Đây là bài thơ không chỉ hay nhất trong thi tập Rừng Phong, mà còn là trong số (ít) những bài hay nhất trong sự nghiệp sáng tác của ông:
Nghĩ chi còn mất hơi tàn thanh âm.”
Đến với Lửa Từ Bi, Vũ Hoàng Chương đã bốc được ngôi mộ sầu thảm ba mươi năm dài dằng dặc (1933-1963) ra khỏi linh hồn. Ông hoàn toàn trở thành con người khác lạ. Ngòi bút của ông đã chọc thẳng vào cuộc sống xã hội. Đứng trước sự đàn áp bắt bớ tù đày của chế độ đương thời, ông đã đứng hẳn về phía công lý và sự thật. Thi sĩ tìm ra con đường tự giải thoát mình, giải thoát đời. Và ông đang đi từ hiện hữu đến với cái vô thường:
Gội hào quang xuống tận ngục A-tỳ.”
Ngọn đuốc sống (Bồ Tát) Quảng Đức đã cháy vào lòng thi sĩ, để Vũ Hoàng Chương viết lên (Ngọn) Lửa Từ Bi gửi tình yêu thương con người đến với con người. Bài thơ được chảy ra từ cảm xúc tự nhiên của người thi sĩ, mang một chút hơi hưởng Tế Ca, không phải sở trường viết của Vũ Hoàng Chương. Nhưng nó làm xúc động hàng triệu con tim, không chỉ đóng khung trong đất Việt. Bởi, ngoài giá trị thi ca và thông điệp chỉ có tình yêu mới xóa bỏ được hận thù, khổ đau, nó còn là một lời cảnh tỉnh cho cả chế độ độc tài, độc đảng, gia đình trị, phe nhóm trị. Với tôi, đây là một trong những bài thơ hay nhất, nhân bản nhất trong thơ ca Việt từ một trăm năm nay:
Trong vô-hình sáng chói nét TỪ-BI .”
Trong cái bi thương ấy, cũng thật may mắn thay, chiến tranh, bom đạn bắt bớ tù đày, thi sĩ Vũ Hoàng Chương chợt nhận ra ngọn Lửa Từ Bi đang ngùn ngụt cháy là nơi ẩn nấp, che chắn duy nhất cho những linh hồn bơ vơ. Sự giải thoát ấy đã phá bỏ cái vòng tròn ba mươi năm luẩn quẩn, từ đó con đường lên cõi Niết Bàn được mở ra trong ông.
Thật vậy, không có chủ thuyết nào, chế độ nào giải thoát được linh hồn con người, ngoài Đạo Giáo:
Là thấy đường lên cõi Niết Bàn…”. (Nhị thập bát tú 2)
Trong cái xã hội nhá nhem điên loạn và sự bấp bênh của thân phận con người, tết Bính thìn 1976 Vũ Hoàng Chương trải lòng mình vào Vịnh Bức Tranh Gà Lợn. Đây là bài thơ hay và lạ. Lạ bởi có lẽ ít ai dám đưa tục ngữ, thành ngữ vào trong thơ như ông một cách dân dã và châm biếm như vậy. Đây là bài thơ có tính thời sự cao, dễ thuộc đi vào mọi tầng lớp trong xã hội và lan truyền nhanh ở trong nước cũng như ra hải ngoại. Một số nhà nghiên cứu cho rằng, vì bài thơ này Vũ Hoàng Chương đã phải vào tù. Tuy nhiên, tôi không nghĩ như vậy, mà đây chỉ là cái cớ, nếu không có bài thơ trên, họ cũng sẽ tìm ra muôn vàn lý do khác để bắt ông. Bởi cái Bóng của Vũ Hoàng Chương quá rộng, quá dày đối với một chế độ nhìn đâu cũng thấy vi trùng sợ hãi, dẫn đến việc ông phải nhập kho là điều không thể tránh:
Nghe rồng ngâm váng khúc tân thanh”
Tôi không rõ bài thất ngôn tứ tuyệt: Dấu Hỏi Vây Quanh Kiếp Người, được thi sĩ Vũ Hoàng sáng tác từ khi nào? Đây là bài thơ có tính thiền triết, đầy hình tượng ám ảnh, cho ta cảm giác rờn rợn khi đọc. Cả kiếp người là một câu hỏi, một câu hỏi trong vòng luẩn quẩn, đến lúc nhắm mắt xuôi tay không lời giải đáp, mà chỉ có tiếng vọng lại khi nắp quan tài sập lại:
Đinh đóng vào săng tiếng trả lời.”
Bài thơ này, tiếng vọng kia, phải chăng là câu kết hay lời khép lại của chính cuộc đời thi sĩ Vũ Hoàng Chương?