Hang đá Vân Cương, kho tàng nghệ thuật điêu khắc tượng Phật vô giá

Ra đời như một hành động sửa chữa lỗi lầm của tiền nhân, hang đá Vân Cương sau đó đã trở thành một công trình kiến trúc tượng Phật nổi tiếng thế giới, nơi lưu giữ các giá trị văn hóa tín ngưỡng mang hơi thở của nhiều nền văn hóa khác nhau trong lịch sử.

Mùa xuân năm 446 trước công nguyên, Thái Vũ Đế Bắc Ngụy tin vào lời gièm pha của tên đại thần Thôi Hạo mà có lòng hận thù với Phật Giáo, ban bố một chính sách tàn nhẫn “Diệt Phật Chiếu”, truy sát tất cả các tăng ni, tu sĩ trong thành Trường An, phá hủy mọi kinh Phật. Đây là lần đầu tiên trong lịch sử Trung Quốc vua ra chiếu chỉ tiêu diệt Phật giáo. Sau đó Thái Vũ Đế đã phải trả giá bằng cái chết bởi căn bệnh quái ác của mình. Thôi Hạo thì bị tru di tam tộc, những quyết định của một đại thần như Thôi Hạo đúng là một sự xúc phạm đối với những vị đại thần trong lịch sử.

Văn Thành Đế Bắc Ngụy hay tin Thái Vũ Đế tiêu diệt Phật giáo và bị báo ứng, vì vậy mà ông vội vã khôi phục lại Phật giáo và cho xây dựng lại các công trình kiến trúc để vực dậy Phật giáo mà Thái Vũ năm đó đã tận diệt. Ông cùng với cao tăng Bắc Lương Đàm Di đàm luận, thấy rằng phía Nam chân núi Vũ Châu có một hang đá rất lớn đang được khai quật, và từ đó “Vân Cương thạch quật” được xây dựng.

Công trình bắt đầu được xây dựng với phong cách Càn – đà – la (Gandhara), đây là tên một vùng miền thuộc Ấn Độ trước đây. Ở Gandhara, tượng phật có một đặc điểm độc riêng và Văn Thành Đế đã lấy phong cách đó để xây dựng “Vân Cương thạch quật”.

 

Những người Gandhara đã chạm khắc những người phỏng theo Ai Cập, Hy Lạp, Rome và Ba Tư cổ đại, một nghệ thuật điêu khắc cơ thể con người tràn ngập sức sống. (Ảnh: Wikipedia)

Sự nổi lên của Phật giáo trùng với thời đại Ba Tư và Ấn Độ giao thoa văn hóa, thời kỳ đó A Dục Vương ra lệnh xây dựng một tòa tháp để thúc đẩy Giáo Pháp. Gandhara là một trong hai trung tâm có bức tượng Phật giáo lớn ở Ấn Độ cổ đại, người Gandhara học kỹ thuật chạm khắc của Ai Cập cổ đại, Hy Lạp, Rome và Ba Tư, mang ánh sáng tạo thành một dạng hình học hài hòa, phong cách nghệ thuật điêu khắc đặc biệt chú trọng đến tỷ lệ cơ thể người. Sau thế kỷ thứ 3, nghệ thuật điêu khắc Gandhara được đưa vào khu vực Afghanistan sau đó tiến vào Tân Cương và Trung Hoa đại lục.

Trong kỹ thuật khắc, các hang động Vân Cương kế thừa và phát triển các truyền thống tốt đẹp của nghệ thuật Trung Hoa trong triều đại Tần và Hán, đồng thời nó hấp thu tinh hoa và sáng tạo trên nghệ thuật Phật giáo Gandhara. Đồng thời nó phát triển một phong cách nghệ thuật độc đáo cho những nghiên cứu điêu khắc, kiến trúc, âm nhạc và tôn giáo. Nó là một tài sản vô cùng quý giá và có một vị trí rất quan trọng trong lịch sử nghệ thuật điêu khắc thế giới.

Trong lịch sử nghệ thuật Phật giáo đầu tiên được truyền đến Trung thổ, vẫn còn bảo lưu các đặc điểm điêu khắc của Gandhara, hình ảnh tượng Phật có râu, tóc xoăn, nét mặt tương đối đầy đặn, mắt sâu mũi cao.Ví dụ như pho tượng lớn tại hang thứ 20, ở giữa là tượng Phật Thích Ca cao 13,7m, tượng có mặt tròn đầy và vai rộng, tạo hình hùng vĩ, dưới ánh mặt trời phía Tây rọi lại càng tăng vẻ thâm trầm, được coi là tác phẩm tiêu biểu nhất của nghệ thuật điêu khắc động Vân Cương.

Hang động thứ 20 là một đại Phật ngoài trời, là một trong những tác phẩm đầu tiên của quần thể, với phong cách Gandhara phong phú và hùng vĩ và đường nét thô sơ và đơn giản bởi những người du mục triều đại Bắc triều. Tác phẩm điêu khắc Hang động Vân Cương đã bị hư hại một phần do các yếu tố thời tiết và bảo dưỡng không đúng cách. (Ảnh: Epoch Times Đài Loan)

Đến thời kỳ Nam Bắc triều, Hiếu Văn Đế dời đô về Lạc Dương (năm 465 – 494), và đưa nghệ thuật Phật giáo lên đỉnh cao trong lịch sử. Không chỉ khai quật được thêm nhiều hang đá mới mà còn đẩy mạnh các chính sách của thời Bắc Ngụy, mang những tác phong của Hán Vũ đế thể hiện ra. Quần áo được khắc trên bức tượng Phật khác với giai đoạn ban đầu, trang phục giống với trang phục của Nam triều, và hình dạng khuôn mặt và nét mặt được hoàn thiện. Tượng Bồ Tát tinh tế, thanh tú, một biểu hiện dịu dàng và thanh tĩnh.

Trang phục của tượng Phật rất phổ biến trong triều đại Bắc triều là kiểu áo quần phân biệt rõ ràng, hai tay áo rộng, phần áo ngực được thắt nút, và dây đai hai bên cân đối.

(Ảnh: Wikipedia.org)

Thời kỳ sau khi Hiếu Văn Đế qua đời, từ năm 494 đến năm 524, các công trình tại Văn Cương thạch quật chủ yếu là khai thác những hang động nhỏ, mặt tượng và Bồ Tát được trạm khắc nhỏ hơn, lông mày mỏng thanh tú, cổ dài vai xuôi xuống, nhìn nhẹ nhàng thoát tục. Đây là một đặc trưng và được gọi là “Tú Cốt Thanh Tượng”.

Bắt đầu được pha trộn những màu sắc khác nhau, thời kì này bị du nhập và ảnh hưởng từ nước ngoài.

Hang đá Vân Cương nằm ở phía Nam chân núi Vũ Châu, phía Tây thành phố Đại Đồng (tỉnh Sơn Tây, Trung Quốc) 16 km về phía tây. Do có vị trí nhiều mây nên nó được gọi là Vân Cương. Hang đá bắt đầu được đục khắc vào năm thứ hai Hưng An thời Bắc Ngụy (năm 453), chủ yếu hoàn thành vào năm 494, trước khi triều đình Bắc Ngụy dời đô đến Lạc Dương. Công trình tạc tượng kéo dài cho mãi đến giữa những năm Chính Quan (từ năm 520 đến năm 525) mới hoàn thành. Từ đầu tới cuối có tổng cộng khoảng 40.000 người tham gia khai tạo trong dó có cả những người nước Sư Tử Quốc (Sri Lanka hiện nay) tham gia sáng tạo.

(Ảnh: IFuun)

Hang đá cùng nằm trên một quả núi, kéo dài từ 1km từ Đông sang Tây. Hiện tại có khoảng 53 hang động chính, 252 hang động nhỏ và bàn thờ Phật, hơn 51.000 bức tượng bằng đá, lớn nhất là 17 mét, nhỏ nhất chỉ vài centimet. Quần thể hang đá giống như một tổ ong lớn với cái hang động như các lỗ trên tổ ong. Các hang đá nằm về thành ba phía: phía đông, ở giữa và phía tây. Có 4 hang đá ở phía đông, hầu hết đều được xây dựng kiểu tháp. Có 9 hang đá ở giữa, mỗi hang được chia làm 2 phần, Phật tọa ở chính giữa. Đỉnh của hang đá được bao phủ bởi các phù điêu. Có 40 hang động ở phía tây với các hang động nhỏ và vừa, bao gồm các bản khắc nhỏ.

Các hang đá cùng nằm trên một quả núi, kéo dài từ 1km từ Đông sang Tây. (Ảnh: Wikipedia.org)

Sau đây là một số đặc điểm cũng như tượng điêu khắc trong một vài hang đá được thăm quan nhiều nhất.

Hang 3 là hang động lớn nhất trong các hang đá Vân Cương, với vách đá cao 25m, có 12 lỗ đá hình chữ nhật ở phần giữa và phần trên, hang đá được chia thành hai phần, phần sau được chạm khắc bằng một vị phật và hai vị Bồ tát, với thần thái phong trần đầy đặn, y phục mềm mại. Nếu xét về phương pháp điêu khắc, nó phải là tác phẩm của triều đại Tùy Đường.

Hang 5 được xây dựng vào năm Thuận Trị năm thứ 8 của nhà Thanh (năm 1651). Bức tượng ở cuối trung tâm của hang là bức tượng lớn nhất của hang đá Vân Cương với chiều cao 17 mét, lòng tượng có chỗ đứng cho 120 người, trên bàn chân có thể đứng được 12 người. Xung quanh tượng đại Phật là những tượng phật nhỏ lấp đầy xung quanh. Phía đỉnh hang của hang đá thứ 7 được khắc chạm nổi phi thiên, mỗi phần là một cánh hoa sen rất sống động.

Trong Hang thứ 12, đỉnh tường chính được khắc những nhạc cụ cổ điển như đàn Không (loại đàn thời xưa, ít nhất có 5 dây, nhiều nhất có 25 dây), ống tiêu…Đây là một tư liệu quan trọng trong việc nghiên cứu âm nhạc cổ Trung Hoa.

Tác phẩm điêu khắc hang đá thứ 15 có hơn 10.000 pho tượng Phật nhỏ, còn được gọi là Vạn Phật Động

Vị Phật ở giữa, hai vị Bồ Tát hai bên trong hang số 3. (Ảnh: Wikipedia.org)
Cửa hang đá số 7. (Ảnh: Wikipedia.org)
Tượng Phật cao 17 mét ở hang động số 5. (Ảnh: Wikipedia.org)
Hang số 15 nơi chứa 10.000 tượng Phật. (Ảnh: Wikipedia.org)
Hang đá số 12. (Ảnh: Wikipedia.org)
Hình tượng các vị Bồ Tát được vẽ tại hang động Vân Cương. (Ảnh: Wikipedia.org)

Nghệ thuật điêu khắc đá là một sự kết hợp của kiến trúc, điêu khắc nghệ thuật. Nhìn qua tất cả các dáng tượng Phật tại hang đá Vân Cương, ta có thể thấy một số đang ngồi nhập định, sống động như thật, hoặc đánh trống hoặc rung chuông, hoặc cầm một cây bút hoặc hát và nhảy múa, hoặc cầm đàn tì bà hay nhạc cụ khác. Những dáng, phi thiên, khuôn mặt, cơ thể, và y phục đều khắc họa được những tinh hoa và qua đó cũng thể hiện được sự lao động hết mình của người lao động cổ xưa. Đồng thời họ cũng tiết lộ rõ ràng một màu sắc Ba Tư, đó là một bằng chứng lịch sử về tình hữu nghị giữa người Trung Hoa cổ đại và các dân tộc khác trên thế giới.

Theo epochtimes.com

Uyển Vân biên dịch

You may also like...