Họa sĩ Lê Phổ được coi là họa sĩ bậc thầy Việt Nam và trên thế giới với nhiều tác phẩm đắt giá. Ông còn được nhiều người gọi là “Danh họa Việt Nam trên đất Pháp”. Nhiều người khác còn coi ông là “cây đại thụ” trong làng nghệ thuật vẽ tranh Việt Nam. Những tác phẩm của ông thường có giá cao nhất trên thị trường nghệ thuật thế giới đối với một họa sĩ Người Việt. Phần lớn các bức tranh của ông được bán đấu giá tại nhà đấu giá nghệ thuật Christie’s International Hồng Kông, trong đó có bức tranh mới đây nhất đạt kỷ lục 2 triệu đôla Mỹ (45 tỷ đồng)
Đôi nét về danh họa Lê Phổ
So với các hoạ sĩ Việt Nam, hoạ sĩ Lê Phổ (1907-2001) là người có tranh bán nhiều và cũng thuộc hàng ‘được giá’ nhất trên thị trường quốc tế.
Năm 1925, họa sĩ Lê Phổ trúng tuyển khoá 1 Trường Đại học Mỹ thuật Đông Dương. Ông là một trong 10 sinh viên Việt Nam được giáo sư Victor Tardieu – hiệu trưởng – họa sĩ, giáo sư trường Mỹ Thuật Đông Dương đào tạo và được xếp vào nhóm sinh viên “tinh hoa” của khóa học và đồng thời hướng đi theo trường phái nghệ thuật Á Đông trong suốt 5 năm học.
Ông sinh ra tại thôn Cự Lộc, xã Nhân Chính, huyện Từ Liêm phủ Hoài Đức, tỉnh Hà Đông, về sau là huyện Hoàn Long, (nay thuộc quận Thanh Xuân, Hà Nội). Cha họa sĩ Lê Phổ là quan đại thần Lê Hoan.
Họa sĩ Lê Phổ đã chịu ảnh hưởng rất sâu sắc trường phái nghệ thuật Á Đông khi còn là chàng thanh niên Hà Nội tuổi 18. Tuổi thơ họa sĩ Lê Phổ không hạnh phúc, ông mồ côi mẹ từ lúc mới 3 tuổi và mồ côi cha năm 8 tuổi. Năm 1937, ông sang Pháp và định cư tại đó. Họa sĩ Lê Phổ cưới vợ người Pháp là bà Paulette Vaux, phóng viên báo Life & Time ở Paris vào năm 1947. Bà Vaux, vợ họa sĩ cho biết:
“Ông không kể với con cái về tuổi thơ của mình, ông trầm lặng và sống nội tâm. Ông không nhớ gì về cha mình ngoại trừ việc biết cha mình đã từng nghiện thuốc phiện”.
Với thân thế được sinh ra trong gia đình lao động nghèo, họa sĩ Lê Phổ có lối sống thiên về nội tâm với tính cách nhạy cảm và tinh tế. Họa sĩ có dáng người cao, gầy, mắt luôn nhìn xa xăm, ít nói, giọng nói thanh tao và luôn mặc những bộ quần áo là phẳng phiu gọn gàng.
Trong mộc cuộc phỏng vấn, vợ ông, bà Vaux cho biết: “Họa sĩ xem giáo sư Tardieu giống như cha tinh thần. Ông ngưỡng mộ và rất gần gũi với Tardieu. Tardieu đã đặt nền móng cho những thành công trong hội hoạ của ông”.
Phong cách nghệ thuật của tranh Lê Phổ: Chất liệu chính trong tranh Lê Phổ là sơn dầu và lụa. Chủ đề chính là hoa, phụ nữ mơ màng, quý phái…
Các tác phẩm chính:
- Hoài cố hương:
2. Gia đình nhỏ:
3. Bức rèm tím:
4. Thiếu phụ và hoa sen
5. Thiếu nữ bên hoa:
6. Cậu bé Việt Nam:
7. Đời sống gia đình:
8. Hoa loa kèn:
9. Mẹ và con
10. Cho con bú:
11. Thiếu nữ và chú vẹt
12. Thiếu nữ dâng trà
13. Thiếu nữ hái hoa
Về số lượng tranh, có lẽ do Lê Phổ là người cần mẫn, chuyên tâm, không làm nghề khác, mà chỉ tập trung sáng tạo nghệ thuật một cách cần mẫn với phong cách chuyên nghiệp nên số lượng tranh của ông để lại là rất lớn so với đa số các hoạ sĩ Việt.
Lý giải về mức giá tranh đáng nể của họa sĩ Lê Phổ, bên cạnh tài năng không thể phủ định của ông, có thể nói những tác phẩm tranh lụa của ông đều có một phong cách rất đặc biệt về màu sắc và mang tính dân tộc rất cao. Những người phụ nữ trong tranh của họa sĩ Lê Phổ luôn tạo cho chúng ta một cảm giác hài hòa mềm mại, dịu dàng tựa như một dòng nước. Nét vẽ của ông đã chung thủy giữ lại những nét đẹp truyền thống của người phụ nữ xưa.
Trong mỗi tác phẩm vẽ về người phụ nữ của ông, chúng ta đều thấy sự thùy mị, đoan trang, dịu dàng tựa như nước và đều ẩn hiện hình ảnh tịnh khiết của Đức mẹ Maria, bởi ông vốn là người Công giáo.
“Những chú chim”. Chất liệu: tranh lụa. Ảnh:Christies.com
Thiện Lương