Khinh công là loại công phu được biết đến nhiều nhất qua các bộ phim võ thuật với khả năng khiến người ta tự bay mà không cần bất kỳ sự hỗ trợ nào. Vậy ngoài đời liệu có thực sự tồn tại loại võ công kì diệu này hay chúng chỉ là màn ảo thuật trong phim ảnh ?
Nhiều tranh cãi xoay quanh khả năng bay lên của con người. Một số nghiên cứu cho rằng khinh công thực ra là sản phẩm của trường sinh học, trong khi hầu hết các nhà khoa học thực chứng coi nó chỉ là một trò ảo thuật để đánh lừa thị giác của người xem bởi nó đi ngược hoàn toàn với định luật vạn vật hấp dẫn.
Bất chấp sự hoài nghi nêu trên, theo các ghi chép lưu lại thì thuật khinh công là kĩ năng tự bay trong không khí đã tồn tại rất lâu ở Ấn Độ và Tây Tạng. Trong khi người ta ngỡ rằng việc bay trên mặt đất vốn chỉ dành cho những vị thần hay các thế lực siêu nhiên ngoài tầm kiểm soát của con người thì những giáo sĩ đạo Bà La Môn ở Ấn Độ và các Lạt Ma ở Tây Tạng có thể dùng khinh công để lơ lửng trong không khí. Một số sử gia cho rằng thậm chí các môn đệ của phái Ninja Nhật Bản cũng có khả năng tương tự.
Trong kho tàng võ thuật Trung Hoa, việc luyện khinh công chủ yếu gồm hai phần: Một phần luyện ngoại công gồm các phương pháp tập luyện nhằm mục đích làm cho cơ thể linh hoạt, nhẹ nhàng, bước đi nhanh nhẹn. Cách thường thấy là bọc mo sắt vào chân, rồi tập nhảy trên những cây cọc. Khi tháo bọc sắt, đi lại thấy nhẹ nhàng như gió.
Phần khác gồm các phương pháp tham thiền luyện tĩnh công nhằm khơi gợi tiềm năng trong cơ thể, khiến cơ thể có thể thắng được sức hút của Trái Đất. Việc này nghe có vẻ khó tin nhưng trên thực tế rất khoa học và không có gì quá khó hiểu.
Vật lý học hiện đại lâu nay đã xác thực một vấn đề. Nếu vũ trụ hình thành tự vụ nổ BingBang, nó nhất định không chỉ nổ ra một chiều không thời gian. Nghiên cứu của một nhà vật lý Xô Viết chỉ ra rằng, có ít nhất 24 chiều không thời gian với kích cỡ khác nhau đồng thời tồn tại.
Mặt khác, theo thuyết tương đối của Einstein, mọi vật chất nếu không thuộc về một chiều không thời gian thì nó sẽ không chịu sự ước chế của trường không-thời gian đó. Đây chính là lý do những người luyện khí công thường trẻ lâu hơn hay thân thể của rất nhiều vị cao tăng đã không bị mục nát sau khi viên tịch hàng trăm năm. Vật chất trong thân thể họ về cơ bản đã không còn thuộc về thời không này.
Người luyện khinh công cũng chính là như thế. Các công pháp tu luyện tĩnh công sẽ giúp vật chất trong cơ thể họ chuyển biến thành các vật chất năng lượng cao. Nó không chịu ước chế của các quy luật tác động trong thời không gian chúng ta đang ở, trong đó có bao gồm trọng lực hay sức hút của Trái Đất.
Khi kết hợp nhuần nhuyễn hai phần đó, người tập luyện sẽ rất nhanh chóng đạt được khả năng khinh thân.
Nếu chỉ luyện ngoại công, kết quả rất hạn chế, thông thường chỉ có thể giúp nhảy bật cao, băng rào, vượt tường, nhào lộn…
Người công phu cao hơn một chút có thể đạt được khả năng khinh hành – đi bộ cực nhanh. Những người biết khinh hành, họ có thể ngày đi vài trăm dặm, trên những nơi địa hình núi non hiểm trở, thậm chí còn có thể chạy trên mặt nước.
Video võ sư Thiếu Lâm biểu diễn thuật khinh hành trên mặt nước:
Người luyện khinh công đạt được cảnh giới cao thâm thực sự sẽ có thân thể linh thông như chim én, nhẹ nhàng lướt đi như gió thoảng. Có điều, để luyện tập được khinh công thượng thừa thực sự phải qua một phen gian khổ. Nó khó hơn các công phu khác rất nhiều. Vì vậy, người học đã ít, người đạt đến công phu tuyệt kỹ lại càng hiếm hoi.
Mặt khác, giới tu luyện tuyệt học đều hiểu một nguyên tắc là không được phép tùy ý triển hiện năng lực siêu thường trong xã hội, không được phép phá hoại trạng thái của xã hội người thường, tùy ý khoe khoang, thi triển thì công năng sẽ rất nhanh biến mất, nên đa số họ thường mai danh ẩn tích, ở những nơi thâm sơn cùng cốc, người đời hiếm khi gặp được. Tại phương Tây, người ta có thể bắt gặp nhiều hơn nhưng đều dưới danh nghĩa nhà ảo thuật.
Mặc dù vậy, rất nhiều tài liệu hay thậm chí một số chương trình thực tế giúp chúng ta thấy rằng khinh công là thật sự tồn tại và có các tầng thứ khác nhau.
Kinh điển Phật giáo đều lưu truyền rằng, tổ Bồ Đề Đạt Ma khi tới Trung Quốc là chỉ bằng 1 cọng lau vượt sông Trường Giang rộng lớn.
Trong tác phẩm “Huyền thuật và các pháp sư Tây Tạng” của nhà thám hiểm người Anh David Neel có đoạn: “Vào lúc chiều tà, chúng tôi cưỡi ngựa qua miền cao nguyên rộng lớn. Bỗng tôi thấy ở phía xa xa một chấm đen nhỏ xíu. Qua ống nhòm, tôi nhận ra một người đang sải bước hết sức lạ lùng, nhanh khôn tả. Không thể nói rằng vị thiền sư ấy đang chạy. Cứ mỗi sải bước, nhà sư lại bay trong không trung, bồng bềnh về phía trước giống như một quả bóng đàn hồi. Chúng tôi đã nhìn theo gần 3 cây số. Nhưng rồi ông rẽ ngoặt khỏi con đường ngựa chạy, bay vọt lên sườn núi và mất hút trong dãy núi trập trùng bao bọc cao nguyên… “
Video một nhà sư ở Nepal khinh công:
Trang Tử, trong sách “Nội thiên” cũng có đoạn viết ca ngợi tài khinh thân của Liệt Tử: “Liệt Tử đạp gió phiêu lãng trong không trung, dáng vẻ thanh thản nhẹ nhàng”. Tác giả Trung Ly Quyền cũng lưu lại trong hậu thế “Trung Ly Bát đoạn cẩm” – công pháp luyện khinh thân.
Tại phương Tây, người có khả năng khinh thân được nhắc nhiều nhất trong sách báo là Joseph Capertino. Ông sinh ra trong một gia đình mộ đạo ở miền Nam Italia. Ngay từ bé, Josef đã phải chịu đựng mọi khổ hạnh để luyện đến trạng thái xuất thần theo phương pháp yoga. Giáo sĩ đạo Tin Lành này có thể lơ lửng trong không khí khoảng 2 tiếng đồng hồ. Giới khoa học đã quan sát Josef khinh thân 100 lần và ghi chép những nhận xét trong tài liệu chính thức. Và cũng chính tài khinh thân đã đẩy cuộc đời ông vào chốn long đong, tuyệt vọng, do một số kẻ cho rằng ông là phù thủy.
Daniel Douglas Hewm cũng là người có thuật khinh công nổi tiếng nhất thế kỷ XIX. Trong trạng thái nhập thiền, ông có khả năng nhấc mình trôi bồng bềnh lên tận trần nhà. Hewm đã biểu diễn năng lực đặc biệt này trước hàng nghìn khán giả, trong đó có cả những người nổi tiếng như Thackeray, Mark Twain, Napoléon III, cùng những nhà chính trị, bác sĩ, khoa học gia. Người ta không phát hiện ra bất cứ sự lừa đảo nào.
Video ảo thuật gia Dynamo biểu diễn thuật khinh công:
Video ảo thuật gia David Cooperfield biểu diễn thuật khinh công:
Tại Việt Nam, cộng đồng người Dao ở bản Thành Công, xã Lãng Công (Lập Thạch, Vĩnh Phúc) cũng hay kể chuyện về ông thầy mo có khả năng bay lơ lửng trên không. Người Dao ở bản này còn lưu giữ nhiều phong tục nguyên sơ, trong đó có tục làm lễ “xưng tội”.
Trong khung cảnh thành kính, người “xưng tội” ngồi đối diện với bàn thờ treo trên tường. Thầy mo ngồi ngay dưới bàn thờ, quay mặt về phía người “xưng tội”. Sau khi thực hiện một số nghi lễ, người “xưng tội” sẽ kể hết những điều xấu xa mình đã làm trong năm qua. Nếu người đó kể sai, hoặc không kể hết thì ông thầy mo cứ từ từ lơ lửng bay lên phía bàn thờ. Còn nếu kể thật lòng mình thì ông thầy mo lại từ từ hạ xuống (?!).
Khoa học dù chưa lý giải được hoàn toàn bí ẩn của khinh công nhưng một số các thí nghiệm khoa học cũng xác thực việc sự biến đổi của năng lượng khiến vật chất thay đổi trọng lượng.
Chẳng hạn, nếu đặt một vật lên trên bề mặt siêu dẫn, trọng lượng của nó sẽ giảm đi 5 %.Hay ở điều kiện âm hơn 160 độ C, một chiếc đĩa khi quay với tốc độ cao khoảng 3.000 vòng/ phút trong tác động của một điện trường sẽ giảm trọng lượng.
Rõ ràng rằng khả năng con người bay lên khỏi mặt đất như thuật khinh công là xác thực tồn tại. Nó có thể rất phức tạp và khó hiểu đối với khoa học hiện đại vốn nghiên cứu các hiện tượng dưới góc độ thực chứng nhưng lại đơn giản với tri thức của người xưa khi chú trọng nghiên cứu về không thời gian, vũ trụ học và thân thể người. Con người ngày nay nếu dùng phương thức tư duy và kiến thức khoa học hiện đại thì rất khó lý giải được những điều chân chính, những khả năng thần kỳ mà người xưa từng đạt được.
Hoài Anh
Nguồn: ĐKN