Thưởng Nguyệt

Thời xưa không có đèn giăng khắp phố, chỉ có trăng sao và màn đêm tĩnh mịch. Vậy cuộc sống khi ấy có điều gì thú vị?

Cuộc sống về đêm của con người hiện đại thật là nhộn nhịp, đầy sắc màu. Ngược dòng thời gian trở lại, ta băn khoăn tự hỏi người xưa thường làm gì trong mỗi lúc đêm khuya tịch mịch, trong bóng tối cô liêu? Chúng tôi xin được bật mí cho các bạn rằng kỳ thực cuộc sống về đêm của người cổ đại cũng rất là muôn màu muôn vẻ…

Ngắm sao

co nhan1

Thời cổ đại, ngắm sao là việc yêu thích nhất của người xưa. Những muộn phiền đau khổ đều có thể vứt bỏ, tâm tình trở nên vui vẻ, ngẩng đầu ngắm sao, ngâm thơ:

“Thất bát cá tinh thiên ngoại
Lưỡng tam điểm vũ sơn tiền”

Tạm dịch:

“Sao bảy, tám vì le lói
Mưa hai ba giọt tạnh liền”

Cho dù trời có mưa, nhưng tâm tình vẫn hưng phấn. Đỗ Mục nằm ngắm sao, xuất khẩu thành thơ:

“Thiên nhai dạ sắc lương như thủy
Ngọa khán khiên ngưu chức nữ tinh”

Tạm dịch:

“Lấp lánh sao trời trong như nước
Nằm xem sao Chức gặp sao Ngưu”

(Đỗ Chiêu Đức dịch)

Có thể thấy, người xưa rất thích ngắm sao ban đêm, hơn nữa ngắm sao còn có thể tính toán được thời vận, cho nên ngắm sao là không thể không kể đến.

(Chú thích: Đỗ Mục tự Mục Chi, hiệu Phàn Xuyên; là một nhà thơ thời Vãn Đường trong lịch sử văn học Trung Hoa.)

Thưởng nguyệt

co nhan2

Lúc không ngủ được, cũng có thể nằm ngắm trăng như một thú vui tao nhã, tâm tình theo ánh trăng nhẹ trôi. Tần Quan nói:

“Thủy biên đăng hỏa tiệm nhân hành
Thiên ngoại nhất câu tàn nguyệt đái tam tinh”

Tạm dịch:

“Sông nước ngọn đèn người dần đi
Bầu trời trăng khuyết với tam sao”

Nghe mưa rơi

co nhan3

Đỗ Phủ trồng rau chăm sóc hoa tại hoa viên Thành Đô, thật là tự tại, nghe mưa rơi vô cùng vui sướng, liền ngâm:

“Hảo vũ tri thì tiết
Đương xuân nãi phát sinh
Tùy phong tiềm nhập dạ
Nhuận vật tế vô thanh”

Tạm dịch:

“Mưa lành đến giữa trời thanh
Đang xuân thánh thót trên cành nhẹ rơi
Vào đêm theo gió chơi vơi
Lặng yên muôn vật mát tươi vô cùng”

(Hải Đà dịch)

Trong khi đó, tâm tình Lục Du lại không tốt, trên lầu nhỏ nghe mưa rơi suốt đêm, tâm trạng u sầu liền ngâm:

“Tiểu lâu nhất dạ thính xuân vũ
Thâm hạng minh triêu mại hạnh hoa”

Tạm dịch:

“Đêm nghe lầu nhỏ mưa xuân đổ
Sáng thấy hẻm sâu bán hạnh hoa”

(Lâm Trung Phú dịch)

(Chú thích: Đỗ Phủ là một nhà thơ Trung Hoa nổi bật thời nhà Đường. Ông cùng Lý Bạch được coi là hai nhà thơ vĩ đại nhất Trung Quốc. Lục Du là người Sơn Âm, nay là huyện Thiệu Hưng, tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc. Ông xuất thân trong một gia đình làm nghề nông khá giả, có nề nếp văn chương, qua các triều đại đều có người ra làm quan.)

Ngắm phong cảnh trên lầu cao

Ban đêm lúc cô đơn tịch mịch, đứng lên lầu nhìn ra xa, giải tỏa nỗi ưu tư trong lòng. Lý Dục nói:

“Vô ngôn độc thượng tây lâu
Nguyệt như câu
Tịch mịch ngô đồng thâm viện
Tỏa thanh thu”

Tạm dịch:

“Trơ mình lặng bước tây lầu,
Trăng vòng câu
Tịch mịch ngô đồng viện thẳm,
Khoá thanh thâu”

Và:

“Tạc dạ tây phong điêu bích thụ
Độc thượng cao lâu
Vọng đoạn thiên nhai lộ”

Tạm dịch:

“Đêm qua gió tây, cây biếc tàn
Cô độc lầu cao
Nhìn tẫn thiên nhai”

(Tử Thủy dịch)

Có lẽ lúc trông về phía xa xa, tầm mắt phóng khoáng, ưu sầu cũng sẽ vì thế mà tiêu tán đi.

Ngắm hoa

 co nhan5

Ngắm hoa cũng là một việc mà người xưa thường làm vào ban đêm, nhất là những đêm hè, Tần Quan nói:

“Nguyệt minh thuyền địch tham soa khở
Phong định trì liên tự tại hương”

Tạm dịch:

“Trăng sáng soi chiếu thuyền trên sông
Gió lặng hồ yên ngát hương sen”

(Trích tập “Họa Kiều Nam Bạn“)

Bạch Cư Dị đêm hè khô nóng, nửa đêm thắp đèn dầu, tọa tại đình viện hóng mát, ngắm hoa hòe, liền ngâm thành bài thơ《Hạ dạ túc trực》:

“Nhân thiểu đình vũ khoáng,
Dạ lương phong lộ thanh.
Hòe hoa mãn viện khí,
Tùng tử lạc giai thanh.
Tịch mịch thiêu đăng tọa,
Trầm ngâm đạp nguyệt hành.
Niên suy tự vô thú,
Bất thị yếm thừa minh”

Tạm dịch:

“Người ít mái đình thưa
Đêm lạnh gió tĩnh lặng
Hòe hoa tràn sức sống
Hạt thông toát âm thanh
Tịch mịch tọa bên đèn
Trầm ngâm vuốt ánh trăng
Không hứng chuyện thế thời
Cũng không ngán thừa minh”

(Chú thích: Bạch Cư Dị tự là Lạc Thiên, hiệu là Hương Sơn cư sĩ là nhà thơ nổi tiếng thời nhà Đường. Tác phẩm nổi tiếng của Bạch Cư Dị ở Việt Nam có lẽ là bài Tỳ Bà Hành. Danh tiếng của ông ngang với Lý Bạch , Đỗ Phủ  và còn được mệnh danh là “thi tiên”.)

Minh Minh


Nguồn: ĐKN

You may also like...