Qua tác phẩm “Per solatz d’amor”, ta có thể thấy chất liệu diễm lệ làm màu ngay từ những câu dạo đầu được búng lên từ cây đàn Harp, và tiếng violon cổ vang lên ngây ngô tạo cảm giác chuẩn xác về người hát rong Aimeric.
Giọng hát cũng có phần run run ngả ngốn gây cảm giác nhàn hạ ung dung no đủ. Nét đặc thù này trong thời nhạc Trung cổ thật đáng yêu! Và Hạc cầm là nhạc cụ được coi là cổ xưa nhất, diễm lệ nhất, và tượng trưng nhất ở một châu Âu cổ đại..
Hạc cầm, nhạc cụ cổ xưa nhất, diễm lệ nhất và là biểu tượng cho âm nhạc của châu Âu cổ đại…
Hạc cầm, một nhạc cụ cổ xưa nhất, diễm lệ nhất, tượng trưng cho âm nhạc châu Âu cổ đại…
Nhắc tới thời Trung cổ, luôn ngợi nhớ cho chúng ta một cảm giác cổ xưa, chậm rãi, và giản đơn, với thiên nhiên mênh mông rộng lớn. Các đường nét kiến trúc thời Trung cổ cũng không tỉnh xảo, không cầu kỳ phức tạp như thời Phục Hưng mà mộc mạc, dày dặn, với những hình khối lớn đồ sộ.
Và đàn Hạc cầm (Harp) là trung tâm của thời đại cổ xưa ấy, là hình ảnh tượng trưng cho âm nhạc. Nguyên thủy của hạc cầm được cho là bắt nguồn từ ý tưởng của cây cung. Trong thời cổ, chiếc hạc cầm được phản ánh trong các nền văn hóa, là loại nhạc cụ gắn liền với những câu chuyện thần tiên, thường thấy nhất là hình ảnh những thiên thần cầm đàn hạc và hát múa kết hợp với khung cảnh tráng lệ của cung điện, đền đài, nơi mà các vị vua chúa, giới quý tộc cổ đại thường tụ tập, vui chơi ca hát…
Từ thần tiên, vua chúa, giới quý tộc, tới bình dân đều có thể gảy khúc hạc cầm…
Đàn hạc là đàn gảy. Đàn hạc thường xuất hiện trong dàn nhạc giao hưởng hoặc đệm cho hát trong nhạc thính phòng. Để chế tác được một cây đàn hạc đòi hỏi rất nhiều công phu mới chế tác được.
Hạc cầm có nhiều kiểu, nhiều cỡ và nặng nhẹ khác nhau, nhưng có 3 thể loại chính: loại hộp, loại uốn cong và loại dây. Hạc cầm cao từ 60 cm tới 1m80, có 22 tới 47 sợi dây đàn. Dây đàn của hạc cầm được làm riêng biệt bằng dây gân bò, kẽm, nylon, hay trộn lẫn với nhau.
Tiếng Hạc cầm gần giống với tiếng guitar, nhưng âm sắc của giai điệu đa dạng và mềm mại hơn. Các nghệ sĩ thường kết hợp hạc cầm với sáo. Để học được, ngoài năng khiếu âm nhạc và lòng say mê, còn cần phải có người dài (thân cao), cánh tay dài, ngón tay khỏe, thịt tay chắc (dùng thịt đầu ngón tay để bấm, không phải dùng móng như guitar).
Hạc cẩm cũng có ở Trung Quốc cổ đại, nhưng với một cái tên khác…
Những nét đáng yêu của âm nhạc thời Trung cổ qua âm nhạc Aimeric
Ta có thể thấy những nét đặc trưng đáng yêu của âm nhạc thời Trung cổ qua những tác phẩm của Aimeric de Péguilhan, một nghệ sĩ hát rong (troubadour) nổi tiếng ở châu Âu thế kỷ 12-13.
Âm nhạc của Aimeric de Péguilhan vang lên không chói chang cầu kỳ mà lại đủ sức dẫn dụ người nghe đến viếng thăm một thung lũng mênh mông vời vợi. Thung lũng của thiên nhiên, thung lũng của niềm hi vọng, thung lũng của niềm yêu thương cháy bỏng, về một khát khao tự do.
Aimeric de Péguilhan (khoảng 1170 – khoảng 1230) rất nổi tiếng ở châu Âu thế kỷ 12-13. Nguyên tên ông là Aimeric, còn được viết là Aimery. Dù được sinh ra ở Toulouse, nhưng hậu tố de Péguilhan, còn được viết là Peguilhan, Peguillan, hoặc Pégulhan, nhằm để chỉ nguyên quán của ông là tại Péguilhan (gần Saint-Gaudens), miền Tây nước Pháp ngày nay.
Một nguồn cảm hứng cho cả cuộc đời sáng tác của Aimeric
Sinh ra trong một gia đình trung lưu (bourgeois) làm nghề buôn vải, thời trẻ ông từng đem lòng yêu một người phụ nữ hàng xóm cũng thuộc tầng lớp trung lưu ở Toulouse, người được cho là nguồn cảm hứng để Aimeric trở thành một nghệ sĩ hát rong sau này.
Sự nghiệp trình diễn hát rong của Aimeric de Péguilhan được cho là vào những năm 1190–1221. Người bảo trợ đầu tiên của ông là Raymond V, Bá tước xứ Toulouse, sau đó là con trai ông ta, Raymond VI, Bá tước xứ Toulouse. Tuy nhiên, do hậu quả của một vụ ghen tuông, có thời gian Aimeric phải trốn tránh ở xứ Catalunya dưới sự che chở của Tử tước Guillermo de Berguedá, đồng thời cũng là một nghệ sĩ troubadour nổi tiếng.
Aimeric một lần nữa lại rời Toulouse vào năm 1212 để trốn khỏi binh lửa của cuộc chiến tranh Thập tự chinh Albigeois. Ông đến Tây Ban Nha, sau đó ở vùng Lombardia (Bắc Ý) trong 10 năm. Mặc dù vậy, trong những năm cuối đời, ông vẫn tìm trở về Toulouse, nơi có người phụ nữ là tình yêu và nguồn cảm hứng suốt sự nghiệp của mình.
Aimeric được cho là đã sáng tác ít nhất 50 tác phẩm, nhưng chỉ có 6 trong số chúng còn lưu giữ được đến ngày nay.
- Atressi•m pren com fai al jogador
- Cel que s’irais ni guerrej’ ab amor
- En Amor trop alques en que•m refraing
- En greu pantais m’a tengut longamen
- Per solatz d’autrui chan soven
- Qui la vi, en ditz
Ông đã sáng tác tác phẩm “Per solatz d’amor” (Mặt trời tình yêu) ta có thể thấy chất liệu diễm lệ làm màu ngay từ những câu dạo đầu được búng lên từ cây đàn Harp, và tiếng violon cổ vang lên ngây ngô tạo cảm giác chuẩn xác về người hát rong Aimeric. Giọng hát cũng có phần run run ngả ngốn gây cảm giác nhàn hạ ung dung no đủ. Nét đặc thù này trong thời nhạc Trung cổ thật đáng yêu!
Chất liệu diễm lệ của cây đàn Hạc cầm (Harp) cổ xưa: mơ về nơi xa lắm – Đại Kỷ Nguyên
Kim Cương- Hà Phương Linh
Source: Daikynguyenvn.com