Trọng Đạt – Các nhà độc tài có ảnh hưởng quốc tế

Giới độc tài có ảnh hưởng trên thế giới cũng nhiều, bài này chỉ giới hạn một số nhà độc tài có ảnh hưởng trực tiếp tới thế giới và chúng ta.

Adolf Hitler
Trước hết không thể không nói tới Hitler, từ một nước Dân Chủ tự do mà Hitler đã biến nó thành một chế độc độc tài có một không hai trong lịch sử. Thường thì lãnh đạo Đảng được đa số phiếu ở Quốc Hội (Reichstag) sẽ được mời làm Thủ Tướng (Chancellor). Nhưng Tổng Thống (Thống Chế) Hindenburg ngần ngại, tới 30/1/1933 bổ nhiệm Hitler làm Thủ Tướng, nhưng ông ta chưa thành nhà độc tài (1). Tới tháng 2/1933 Hitler ngầm sai đốt Quốc Hội để có cớ đàn áp Cộng Sản, vài tháng sau Hitler đã trở thành nhà độc tài có một không hai trên trái đất này: Quân đội được tuyên thệ trung thành với Hitler chứ không với Tổ Quốc hay với nước Đức. Một cuốn phim về Hitler nói ông ta nắm giữ sinh mạng từng người dân Đức, trên thế giới chưa có ai kinh hoàng như vậy. Y muốn chiến tranh, muốn hòa bình không ai ngăn cản được.
Từ ngày lên cầm quyền 1933, trong nhiều năm Hitler kêu gọi người dân nhịn ăn bơ để chế tạo đại bác, năm 1979, 1980 … tại Sài Gòn một tờ tạp chí bằng tiếng Pháp của Liên xô, trong đó có một bài cho biết khi mới sẩy ra Thế Chiến năm 1939, số vũ khí đạn dược của nước Đức về số lượng bằng của bốn nước Anh, Pháp, Ba Lan, Nga cộng lại vì có chuẩn bị trước. Ngoài ra vũ khí của họ tối tân hơn các nước khác.

Tháng 12 năm 1941 sau vụ Trân Châu Cảng, Mỹ tham gia Thế Chiến. Trong cuốn hồi ký Tướng Eishenhower cho biết hồi đó nước Mỹ vì không chuẩn bị chiến tranh nên vũ khí đạn dược lục quân còn thua cả Ba Lan, về Hải quân thua kém Hải Quân Nhật, họ có 10 hàng Không mẫu hạm lớn và tối tân nhất thời đó. Sau Thế Chiến nước Mỹ trở thành cường quốc quân sự mạnh nhất hoàn cầu.

Khi mới khai chiến tại Châu Âu năm 1938, 39, Đức Quốc Xã đã chiếm một lô các nước, mỗi nước chỉ vài tháng là xong chiến dịch không như Nga đánh Ukraine ì ạch hết tháng này sang sang tháng khác

Tiệp Khắc: Từ tháng 10/1938… Áo: Từ tháng 3/38…

Pháp: Từ 5/40 … Lục Xâm Bảo: 5/40 Ý: 9/43

Bỉ: 5/40 … Đan Mạch: 4/41 .. Hy Lạp: 6/41

Na Uy: 9/40… Hòa Lan: 5/40…

Nam Tư: 4/41 tới 5/4

Ba Lan: từ 9/39 …

Đa số các nước tại Âu Châu bị Đức Quốc Xã cai trị cho tới ngày đồng minh chiếm lại năm 1945. OT UNION,

Sau khi chiếm gần hết Châu Âu, người ta tưởng Hitler chuẩn bị vượt biển Manche (English Channel) đánh chiếm nước Anh nhưng ông ta cho Tổng tấn công Nga, đưa 70% lực lượng vào trận đánh vĩ đại này. Với 180 Sư đoàn kể cả bộ binh và cơ giới, vì họ xử dụng xe tăng nên tiến rất nhanh. Mặc dù đã ký với Nga hiệp ước hòa bình không gây chiến ngày 23/8/1939, sau đó cả hai nước cùng chiếm Ba Lan để đẩy lùi biên giới của họ xa hơn. Ngày 1/9/39 Quân Đức đã chiếm một nửa Ba Lan sau khi oanh tạc dã man Thủ đô Vạc Sô Vi (Warsaw).
Kế hoạch tàn sát CS Nga, để di dân sang Đông Âu là mục đích của Hitler và Đức Quốc Xã đã có từ hai chục năm trước. Quân Đức đã huy động được hơn 3 triệu rưỡi lính. Chiến dịch Barbarossa từ 22/6 tới 5/12/1941, mục đích chiếm đất đưa người Đức sang, tiêu diệt những người gốc Slave mà họ cho là dân hạ đẳng (race inferieure). Hitler kỳ thị dân Đông Âu gốc Slave, đa số nạn nhân bị quân Đức tàn sát là người Đông Âu, Tây Âu gốc Anglo saxon được nể nang hơn.

Hitler chiếm phía Tây Nga trên một chiến tuyến dài khoảng 3,000 cây số (km), đây là trận đánh lớn nhất trong Thế Chiến, quân Đức đã bắt được khoảng 5 triệu tù binh (2), cũng có tài liệu nói bắt được 3 triệu tù binh.

Đa số tù binh Nga bị bỏ đói khát, rất ít người được sống sót trở về, Đức Quốc Xã tàn sát hàng loạt người Nga gốc Do Thái và đảng viên CS, họ sợ ảnh hưởng tới chính trị nước Đức. Thế giới nín thở, người ta tin là Nga đã thua trận, tính ra khoảng ba trăm (300) Sư đoàn bị đánh tan hoặc cầm tù. Quân số Nga tuy đông nhưng vũ khí lạc hậu so với Đức nên không cầm cự được. Mùa đông khắc nghiệt mấy chục độ dưới số không khiến Đức phải ngừng cuộc tấn công. Staline được tin tình báo cho biết quân Nhật sẽ không đánh phía Đông Nga, nên ông cho rút khoảng 50 Sư đoàn tại biên giới Mãn Châu về giải vây Mạc Tư Khoa.

Quân Nga nhờ mùa đông và viện binh đã đẩy lùi quân Đức trở lại hàng trăm cây số tại Moscou, trận đánh kéo dài từ 2/10/1941 tới 7/1/1942. Trong cuốn Hitler Moves East nói Nga nhờ đường xá lạc hậu, lầy lội đã giúp họ thoát chết, nó cản trở sự tiến quân của người Đức, một ngày Đức chỉ tiến được một km, nếu đường xá tốt như Tây Âu thì quân Đức đã chiếm được mục tiêu từ lâu.

Năm 1939 dân số Đức là 69 triệu, kể cả các nước họ chiếm được là 86 triệu, Nga dân số 168 triệu (3), nhưng Đức là một nước Kỹ nghệ văn minh, Nga lạc hậu hơn. Các thành phố lớn tại Đức bị đồng minh Anh-Mỹ oanh tạc phá hủy cơ sở sản xuất vũ khí, riêng tại Bá Linh trong những ngày cuối cùng của cuộc chiến, ban ngày có 2000 máy bay Mỹ, và ban đêm có 800 máy bay Anh oanh tạc bắn phá. Đức Quốc Xã yếu dần trong khi tại Stalingrad họ thua trận đầu tháng 2 năm 1943 vì tiến quá xa (overextend) bị quân Nga bao vây. Trận này cho thấy gió đã đổi chiều, Đồng Minh thắng thế, mặc dù quân Đức còn bao vây Leningrad từ 8/9/1941 cho tới 27/1/1944.

Tháng 6 năm 1944 Đồng Minh Anh-Mỹ đổ bộ xuống nước Pháp, phía Đông quân Nga tiến gần vào nước Đức, khi Đồng Minh và quân Nga tiến vào gần nước Đức, họ muốn ký hiệp ước riêng rẽ với Tây phương để chống Nga. Nhưng Mỹ-Anh không chịu ký, vẫn giữ cam kết với Staline. Đối với phương Tây họ cho là Đức Quốc Xã quá nguy hiểm, chúng giết người y như giết thú vật.

Quân Nga chiến thắng Đức Quốc Xã tại Bá Linh vào ngày 30/4/1945 trong khi tại phía Tây quân Đức đầu hàng Đồng Minh vào ngày 9/5. Chế độ quỉ quái, tàn bạo nhất trên trái đất chỉ có bắn giết, lò đốt xác đã không còn.

Vladimir Putin

Ông giữ chức Thủ tướng Nga từ tháng 8/1999 tới tháng 12/1999, sau đó làm Tổng thống lâm thời do Yeltsin trao lại từ cuối 1999 tới tháng 3/2000. Putin đắc cử Tổng thống 26/3/2000 với 53% số phiếu nhiệm kỳ đầu 2000-2004 và tái đắc cử nhiệm kỳ hai 2004-2008 . Ông lại làm Thủ tứớng từ 2008-2012 trong khi Dmitry Medvedev, Thủ Tướng của ông lên làm Tổng Thống.

Dmitry Medvedev, Thủ Tướng của Putin đắc cử Tổng Thống 2008 và cử Putin làm Thủ Tướng. Tháng 9/2011 sau khi luật thay đổi tăng nhiệm kỳ Tổng Thống từ 4 lên 6 năm, Putin cho biết ông sẽ ứng cử lần thứ ba (2012) khiến nhân dân biểu tình chống đối tại nhiều thành phố Nga. Ông lại thắng cử Tổng Thống năm 2012 (63.6% số phiếu) và sẽ cầm quyến 6 năm, cử Dmitry Medvedev làm Thủ Tướng. Đây chỉ là một trò hề bầu cử. Năm 2014 Nga bị truất khỏi G-8 vì sáp nhập bán đảo Crimea vào nước họ. Ngày 21/2/2014 Quốc hội Ukraine lật đổ Tổng thống thân Nga Yanukovych và cử TT lâm thời Turchynov lên thay. Mỹ và Tây phương công nhận chính phủ mới, Nga phủ nhận. Hai ngày sau Putin đưa vũ khí lén giúp bọn gốc Nga chiếm bán đảo Crimea, cuối tháng 3 họ tổ chức bầu cử ma mãnh dưới sự yểm trợ xe tăng để sáp nhập bán đảo này vào Nga.

Trước Putin là Gorbachev và Yelsin

Lên thay Chernenko năm 1985, Gorbachev là người lãnh đạo Liên Bang Sô Viết cuối cùng. Mặc dù Gorbachev cải tổ tự do dân chủ cho Sô Viết và Đông Âu nhưng kinh tế đi gần tới khủng hoảng. Cuối thập nên 80 thực phẩm khan hiếm phải dùng tem phiếu như như thời chiến. So với 1985 khiếm ngạch từ 0 lên 109 tỷ rúp, dự trữ vàng giảm từ 2,000 xuống còn 200 tấn, nợ bên ngoài từ zero tới 120 tỷ đô la.

Mười lăm (15) nước tuyên bố độc lập tách khỏi Liên bang Sô viết là Azerbaijan, Belarus, Estonia, Georgia, Kazakhstan, Kyrgyzstan, Latvia, Lithuania, Moldova, Russia, Tajikistan, Turkmenistan, Ukraine, và Uzbekistan. Sự ly khai này đã khiến Nga mất một nửa dân số, trước là 290 triệu nay chỉ còn 145 triệu. Sự nghiệp chính trị Gorbachev suy thoái, Boris Yeltsin dần dần nắm được quyền hành. Ngày 6/1/1991 ông ra nghị quyết bãi bỏ tất cả mọi hoạt động của Đảng CS trên đất Nga

Ngày 29/5/1990 Yeltsin được bầu Chủ tịch Tối cao Sô viết (Chủ tịch Quốc hội). Ngày 12/6/1991Yeltin được bầu theo phổ thông đầu phiếu làm Tổng thống Cộng hòa Xã hội liên bang Sô Viết Nga (Russian Soviet Russian Soviet Federative Socialist Republic), lúc đó là một nước trong liên bang 15 nước. Khi Gorbachev từ chức và Liên bang Số viết giải tán ngày 25/12/1991, Yeltsin giữ chức Tổng thống liên bang Nga, năm 1996 ông tái đắc cử. Yeltsin là Tổng Thống đầu tiên của nước Nga.

Ông chủ trương cải tổ kinh tế chỉ huy xã hội chủ nghĩa tới một nền kinh tế thị trường tự do, dưới thời Yeltsin, nhiều suy thoái như lạm phát, tham nhũng, kinh tế khủng hoảng và nhiều vấn đề chính trị xã hội ảnh hưởng nặng nước Nga. Năm 1992 vật giá tăng vọt, thập niên 90 Tổng sản lượng suy giảm còn một nửa, thất nghiệp dữ dội, lạm phát phi mã khiến bao nhiếu người mất hết tiền tiết kiệm, mười triệu người Nga lâm vào cảnh bần hàn.

Ông tiếp tục giữ chức Tổng thống cho tới 31/12/1999, tỷ lệ ủng hộ xuống không còn gì. Ông từ chức ngày 31/12/1999, Thủ Tướng Vladimir Putin trở thành tổng thống lâm thời cho tới khi cuộc bầu cử mới được tổ chức ngày 26 tháng 3, 2000.

Kinh tế tốt đẹp trong thời kỳ Putin làm Thủ Tướng và Tồng Thống lần đầu 1999-2008 lợi tức thực sự tăng 2.5 (hai lần rưỡi), lương bổng thực sự tăng gấp ba, thất nghiệp, nghèo nàn giảm một nửa, nhân dân mãn nguyện. Nhiệm kỳ trước của Putin được đánh dấu kinh tế tăng trưởng, kinh tế Nga tiến một mạch 8 năm, Tổng sản lượng tăng 600%. Chính sách năng lượng khiến Nga trở thành siêu cường năng lượng. Putin có công đào xới tài nguyên thiên nhiên, năng lượng chiếm hơn 70% hàng xuất cảng.

Putin tiếc nhớ thời vàng son của Nga sô thủa trước, thập niên 60, 70 Kinh tế Nga ngang ngửa với Mỹ (4). Nay dân số Nga chỉ còn một nửa 145 triệu vì 15 nước đòi độc lập, tách ra khỏi Liên Bang, dân số Nga trước 1991 là gần 300 triệu, thứ ba trên thế giới, hơn Mỹ nay chỉ bằng chưa được một nửa Mỹ, xếp thứ 9 trên thế giới.

Kinh tế Nga tụt xuống hàng thứ 15, dưới Nam Hàn (theo Liên Hệp Quốc, Ngân Hàng thế giới thì nhỏ hơn Nam Hàn, dân số gấp ba Nam Hàn).

Tổng Sản Lượng Nga (GDP) nay 1,483 tỷ, chỉ bằng một nửa GDP của Tiểu Bang California 3,400 tỷ.

(Dân số Nga gấp 3 lần (145 triệu) Nam Hàn (51 triệu), GDP tính theo LH Quốc dưới Nam Hàn một bậc NH 1,637 tỷ, Nga 1,483 tỷ…)

Đài RFI tháng 4/2014 nói “Putin cố gắng dựng dậy cái xác chết cũ Liên Xô”, Nhật báo Aujourd’hui en France nhận định Liên Bang CHXHCN Sô Viết (USSR) đã biến mất từ 1991 và Putin tỏ ra muốn hồi sinh cái thây ma đó không chỉ qua vụ sáp nhập Crimea mà còn qua nhiều quyết định tại Nga. Nhưng vì thời Thủ Tướng Brezhnev mải chạy đua vũ trang với Mỹ mà biến thành anh chàng chết đói (5)

Putin không phải muốn dựng lại chế độ CS nhưng ông ta khao khát cái vang bóng một thời ấy. Putin cũng muốn làm Hitler nhưng xách dép cho Hitler chưa được vì Hitler là một thiên tài, y từ một nước Dân chủ tự do, lên cầm quyền bằng con đường hợp pháp nhưng cuối cùng đã biến nó thành chế độ độc tài. Hitler đã ngấm ngầm nuôi dưỡng con cọp Quốc Xã đến khi năm 1938, 39 sẩy ra, lực lượng của Hitler bằng ngang với Anh, Pháp, Nga, Ba Lan cộng lại (báo Nga 1979). Trong khi Nga nay nuốt một Ukraine chưa xong thì Hitler chiếm một lèo các nước Âu châu trong vài tháng. Phải nói Putin không có tài, có tham vọng nhưng không lượng cái sức mạnh của mình. Nga đứng thứ 2 sau Mỹ về quân sự vì có kho vũ khí cũ để lại (6) nhưng sự thật họ xếp cho vui vậy thôi.

Putin bị trong nước chống đối, bị thế giới coi là dân chủ giả hiệu, người ta cho là nền dân chủ lai căng này sẽ từ từ đưa tới độc tài, năm 2014 Nga bị truất khỏi G-8 vì sáp nhập bán đảo Crimea vào nước họ. Ngày 21/2/2014 Quốc hội Ukraine lật đổ Tổng thống thân Nga Yanukovych và cử TT lâm thời Turchynov lên thay. Mỹ và Tây phương công nhận chính phủ mới, Nga phủ nhận. Hai ngày sau Putin đưa vũ khí lén giúp bọn gốc Nga chiếm bán đảo Crimea, cuối tháng 3 họ tổ chức bầu cử ma mãnh dưới sự yểm trợ xe tăng để sáp nhập bán đảo này vào Nga.

Cách đây hơn một tháng, Putin phải xin đàn em Trung Cộng giúp đỡ về tiền bạc, vũ khí, gần đây hạ cấp đến độ phải nhờ Iran giúp về vũ khí, như vậy Nga đã kiệt lực như thế nào. Các Bản tin trên các đài TV trung lập cho thấy quân Ukraine đang ở thế tấn công, quân Nga đang ở thế phòng thủ. Tuần vừa qua, Thủ Tướng Anh Boris Johnson viếng thăm Kiev, Thủ đô Ukraine nhân ngày lễ độc lập, ông tuyên bố:

“Tôi tin là Ukraine có thể và sẽ chiến thắng trong cuộc chiến này”

(“I believe Ukraine can and will win this war”)

Tổng Thống Zelensky cho biết các tỉnh bị mất vào tay quân Nga sẽ được lấy lại. Tính đến cuối tháng 8/2022, Ukraine bắt đầu phản công tại Kherson, họ cho biết tổng cộng có 47,550 quân Nga bị loại khỏi vòng chiến, 1954 xe tăng, và 4294 xe bọc thép Nga bị phá hủy. Trên mạng có tin Putin cho bắt thêm lính, mới trưng dụng thêm 137,000 người (bản tin Anh).

Trước đây Putin dọa ném bom nguyên tử, doạ sẽ đưa tới Thế Chiến thứ ba, nay những lời đe dọa ấy không được Tây Phương, NATO, Mỹ đếm xỉa đến.

Tập Cận Bình

Ông hiện là Chủ tịch đảng, kiêm Chủ tịch nhà nước và kiêm luôn Bí thư quân ủy Trung ương. Là nhân vật có quyền lực cao nhất của Tầu Cộng từ 2012, tham vọng của Tập là gồm thâu thiên hạ. Riêng đối với nước Tầu họ Tập chủ trương sẽ trở lại nhiều quyền lực như Mao Trạch Đông, ĐặngTiểu Bình… nhưng thời buổi dân chủ tự do này mà muốn thế coi bộ hơi khó.

Trang Hỏa lực toàn cầu (2022) nói Trung Quốc có 777 tầu chiến (con số do họ đưa ra) nhiều hơn số tầu của Mỹ 490 chiếc, trong đó kể cả những tầu chạy trên sông người Mỹ gọi là Brown-water navy. Hải quân Trung Cộng trước đây chỉ là Hải Quân nước nâu, gồm đa số tầu chạy trên sông, đến 2009 họ mới canh tân nhưng vẫn còn lạc hậu, chỉ có một số ít tầu tối tân mới đóng hoặc thuê Kỹ sư Nga đóng. Trung Cộng nay vẫn còn nhiều tầu chiến cũ do Nga cung cấp từ thời chiến tranh lạnh thập niên 50, 60 (7).

Thập niên 50, 60 Trung Cộng được Nga xây dựng các cơ sở quân sự, thời gian này Hải quân Hoa Lục được chuyên gia Sô Viết giúp đỡ, cố vấn và xây dựng kỹ thuật. Cho tới những năm 1987, 88 Hải Quân Hoa Lục phần lớn chỉ là giang đĩnh chạy trên sông ngòi và tầu duyên phòng, riverine and littorial force (tức brown-water navy). Cho tới 1990 khi Khối CS Sô Viết sụp đổ, họ không còn phải lo phòng thủ biên giới Nga Hoa và canh tân Hải Quân.

Về số lượng Tầu Hải quân, Hoa Lục lạc hậu không những với Mỹ mà cả với Hải quân Nhật. Các cường quốc quân sự đều có ít nhiều Hàng Không Mẫu Hạm nhưng chưa có nước nào có HKMH nặng 100 ngàn tấn như Mỹ (11 chiếc). Năm 1998 Trung Cộng mua lại một Tầu cũ của Ukraine, đến năm 2011 họ cho đóng xong thành Tầu sân bay đầu tiên (Liêu Ninh). Đây chỉ là Hàng Không Mẫu Hạm loại nhỏ trọng tải 33,000 tấn chỉ bằng 1/3 HKMH Mỹ, dùng để huần luyện.

Phía Nhật họ vẫn đánh giá thấp Hải và Không quân Trung Cộng, cách đây 6, 7 năm một ông Đại Tướng 4 sao Nhật tuyên bố Hải, Không quân Tầu còn lạc hậu từ 10 cho tới 20 năm so với Nhật. Giờ này mà còn xử dụng Tầu ngầm chạy bằng dầu cặn, mở máy là đã bị đánh chìm. Trung Cộng mới thuê kỹ sư Nga đóng thêm một số Tiềm thủy đĩnh nguyên tử.

Người Nhật thách thức Hải quân Trung Cộng, họ nói sẽ đánh chìm hạm đội Nam Hải sau vài ngày giao chiến, hư thực không rõ, nhưng có điều là cách đây khoảng 6 năm nhiều bài nhận định từ trong nước CSVN cũng thừa nhận nếu có Hải chiến giữa Trung Quốc và Nhật, thì phần thắng sẽ là người Nhật. Người Nhật cho biết họ sẽ bảo vệ Đài Loan vì nếu mất hòn đảo này Nhật sẽ bị Trung Cộng cô lập.

Có người nói “bố bảo Tập Cận Bình cũng không dám đánh Đài Loan” nay họ chỉ hù dọa Mỹ và Đài Loan cho vui thôi vì trông cái gương Nga đánh Ukraine mà giật mình. Đài Loan tuy nhỏ nhưng là một cường quốc về kinh tế và quân sự. Hoa Lục tuyên bố nẩy lửa sẽ lấy lại mảnh đất của mình nhưng chỉ hù dọa vì nay sức lực của Hải quân Trung Cộng chưa đi tới đâu. Chúng ta thấy Chiến hạm, Hàng Không Mẫu Hạm của họ chỉ loanh quanh tại Biển Đông để ăn hiếp các nước Á châu mà không dám đi xa vì sợ gió bão đánh chìm.

Có lẽ không bao giờ Trung Cộng đóng được Hàng Không Mẫu hạm 100 ngàn tấn như Mỹ vì phải có Khoa học kỹ thuật cao, phần vì không đủ tiền để đóng. Như vậy có sớm lắm cũng phải Nửa Thế Kỷ nữa mới hy vọng đuổi kịp Hải quân Mỹ.

Cái mộng gồm thâu thiên hạ của họ Tập chỉ là một giấc mơ qua.

Trọng Đạt

(1) Wikipedia Adolf Hitler’s rise to power

(2) Wikipedia: Operation Barbarossa

(3) Wikipedia: List of Countries by Population in 1939,

(4) Kinh tế gia Samuelson nói trong cuốn Economics trang 830 (in 1970)

“Thập niên 1970 cũng như thập niên 1960 Tổng sản lượng kinh tế của Nga vào khoảng một nửa Tổng sản lượng Mỹ”

(In the 1970s, as in the 1960s, U.S.S.R real GNP is about one-half United States real GNP).

(5) Theo lời kể của Kissinger giữa cuộc Tổng tấn công của CSBV năm 1972, Brezhnev rất thèm muốn được họp Thượng đỉnh với TT Nixon để thương thuyết tài giảm binh bị và mua lúa mì của Mỹ vì nước Nga bị mất mùa, đói kém. (Kissinger, White House Years, Chương XXV, Hanoi Throws the Dice.).

(6) Globalfirepower.com.

(7) Wikipedia, People’s Liberation Army Navy

You may also like...