Trọng Đạt- BBC: Frank Snepp giải thích Hoa Kỳ đã ‘bỏ rơi’ Việt Nam Cộng hòa như thế nào

Trên đây là tựa đề bài viết trên BBC Vietnamese, do Hà Giang từ Nam Cali gửi

Ông Frank Snepp sinh năm 1943, nhà phân tích chiến lược Cộng sản Bắc Việt (Chief analyst of North Vietnamese strategy), ông làm việc tại Tòa Đại sứ Mỹ VNCH cho CIA trong thời kỳ Chiến tranh Việt Nam.

Trong phần tiếp theo phỏng vấn với cựu phân tích gia chiến lược của CIA ở Nam Việt Nam, BBC hỏi ông Frank Snepp về câu chuyện Hoa Kỳ đã ‘bỏ rơi’ VNCH như thế nào từ sau Hoà đàm Paris 1973.

Frank Snepp nói rằng Kissinger đã tuyên bố bỏ rơi VNCH vì chính trị, điều mà Kissinger quan tâm là đưa Hoa Kỳ ra khỏi cuộc chiến. Frank Snepp đăt tên cho cuốn sách là Decent Interval, khoảng cách vừa đủ, nghĩa là Hoa Kỳ rút khỏi VN sau ngưng bắn và sẽ không trở lại nếu Bắc Việt tấn công miền Nam. Ông nói tiếp Kissinger đến Paris mùa hè 1972 để đàm phán với Lê Đức Thọ, lúc đó Kissinger bàn với Nixon rằng mọi thứ chỉ cần kéo dài đến tháng 10.

Ông Kissinger chỉ là một cố vấn đặc biệt, trong tòa Bạch Ốc có nhiều cố vấn cao như Ehrlichman, Haldeman chánh văn phòng, như thế Kissinger lấy tư cách gì để bỏ Miền Nam?

Theo lời ông Frank Snepp thì Kissinger ngang vai với Nixon, bàn với Nixon chuyện này chuyện nọ, nhưng theo chính Kissinger kể lại  đối với TT Nixon thì Kissinger chả là cái gì cả.

Theo lời Kissinger kể lại trong White House Years, từ trang 1406 Election Interlude tới trang 1410. Nixon tái thắng cử Tổng Thống ngày 7/11/1972 với số phiếu cao nhất từ xưa đến nay (96% phiếu cử tri đoàn), hơn đối thủ McGovern 18 triệu phiếu phổ thông. Nhưng ngay hôm sau, ngày 8/11/1972 tất cả Nội các được mời họp tại phòng Roosevelt Room trong Tòa Bạch Ốc lúc 11 giờ AM. Nixon chỉ xuất hiện năm phút sau đó giao cho Chánh Văn Phòng Haldeman nói chuyện.

Ông Chánh Văn Phòng nói tất cả mọi người phải làm đơn xin từ chức, nghĩa là TT Nixon đuổi hết những người đã hợp tác với ông ngay sau ngày Đại thắng Lanslide. Kissinger cũng phải làm đơn từ chức, lúc ra về Chánh Văn Phòng nói với Kissinger là ông được giữ lại để đàm phán tiếp với Bắc Việt

Kissinger sợ quá, ông tính làm cho xong hòa đàm rồi nghỉ luôn, từ sau hôm ấy ông chỉ gặp được Nixon chín ngày sau trong buổi thảo luận của Kissinger trước khi đi Paris. Thỉnh thoảng nói điện thoại với Nixon được một lúc, ngay cả khi đi Paris ông cũng không gặp được Nixon.

Trang 1409 Kissinger viết:

Nixon tính tình khó chịu. Những điện tín mà ông gửi cho tôi như không mấy thân thiện hơn là gửi huấn lệnh, có thể ông ta như ban lệnh cho tôi

(And Nixon himself grew testy. His cables to me sometimes seemed written more for a record of dissociation than for conveying instructions, even while (or perhaps because) he was giving me ever-growing authority).

Trong phần Peace Is at Hand và Peace at Last ở cuối sách (trang 1395 tới 1476), Kissinger kể về Hòa Đàm Paris giai đọan cuối, ông nói vài ngày phải báo cáo cho Tổng Thống một lần, nghĩa là Nixon giám sát chặt chẽ Hòa Đàm. Người ta vẫn cứ tưởng Hiệp Định Paris là tác phẩm của Kissinger.

Đài BBC Luân Đôn hỏi Frank Snepp: Henry Kissinger đã thực sự đã bàn với Nixon như vậy? Làm sao ông biết được điều đó?

Frank snepp đáp Nixon đã ghi âm lại những cuộc trò truyện này, từ 1971 Kissinger đã đề cập điều này với Trung Quốc, chúng tôi cùng thu xếp để Nixon đến thăm Trung Quốc

Frank Snepp nói Nixon cho Bắc Kinh điều gì khiến họ trở thành bạn của Mỹ, Nixon có thể cho họ Việt Nam. Snepp nói bên Bắc Kinh tiếp đón Kissinger long trọng nhưng tại Sài Gòn người ta lạnh nhạt với Henry thì sao? Tác gỉa Larry Berman trong No Peace No Honor trang 164, 165, 166.. có nói.

Sau phiên họp với Kissinger (tại nhà ông Trần Văn Lắm) ngày 20/10/72 ông H.Đ Nhã nói với TT Thiệu ông ta đến Sài gòn để phản bội đồng minh và khuyên hủy bỏ buổi họp với Kissinger đã dự trù. Ông Thiệu nghe theo không tiếp Kissinger khiến ông này tức quá bảo H.Đ. Nhã:

“Tôi là đặc phái viên của TT Hoa Kỳ, các ông không thể coi tôi như trẻ con được, tôi muốn được gặp TT Thiệu tối nay” (1)

Trên nguyên tắc, Nixon đứng đầu hành Pháp, lấy tư cách gì để bỏ VN (và cả Đông Dương)? Nếu là Lập Pháp có thể họ cắt Quân viện để miền Nam sụp đổ thì còn có lý vì họ nắm túi tiền, họ có thể cắt giảm hay cắt hẳn Quân Viện để miền Nam không còn khả năng tự vệ.

Trong suốt cuộc chiến tranh VN từ 1960 (thời Kennedy) cho tới 1974, đảng Dân Chủ luôn nắm ưu thế tại Quốc Hội:

Năm 60 Hạ Viện Dân Chủ 262 ghế chiếm 60%; Thượng Viện 64 ghế chiếm 64%

Năm 1968, Hạ Viện Dân Chủ 243 ghế, chiếm 56%; Thượng Viện 57%

Năm 1972, mặc dù Nixon Đại thắng trong kỳ Bầu Cử Tổng Thống 7/11/1972 nhưng Quốc Hội vẫn nằm trong tay Dân Chủ: Hạ Viện 242 ghế, 56%; Thượng Viện 57%

Năm 1974, Hạ Viện Dân Chủ chiếm 291 ghế, 67%, Thượng Viện 60%

Họ Nắm Quốc Hội nghĩa là họ nắm giữ túi tiền.

Sáu tháng sau khi ký kết Hiệp định Paris, Quốc Hội Dân Chủ cắt giảm viện trợ quân sự VNCH mỗi năm 50%: Năm 1973 Mỹ viện trợ 2 tỷ 1, năm sau họ cắt còn 1 tỷ 4, năm sau 1975 còn 700 triệu, tiền mất giá thực ra chỉ còn 500 triệu (2)

Hậu quả của việc cắt giảm là cho thấy thực trạng bi thảm của tồn kho đạn dược dự trữ (3):

Tháng 2/1975, số đạn dược đủ dùng cho các loại súng lớn súng nhỏ chỉ được một tháng, tháng 4/1975 đạn dược chỉ còn đủ xài trong 10 ngày. Quốc Hội Dân Chủ cắt giảm đạn dược tới xương tủy, tại trận Phước Long binh sĩ pháo binh đã phải đếm từng viên đạn, như thế ai có quyền bỏ Miền Nam, Hành Pháp hay Lập Pháp?

Lý luận của Frank Snepp rất yếu, ông nói năm 1972 Nixon sang Tầu là để bỏ VN, muốn bỏ VN thì cứ lẳng lặng bỏ, việc gì phải đi Bắc Kinh, Mạc Tư Khoa cho mệt. Tháng 2/1972 Nixon sang Tầu và tháng 5/1972 ông sang Nga là để nhờ họ ép CSBV ký Hiệp Định Paris, BV không chịu ký làm sao rút quân được, lẽ dĩ nhiên phải thỏa thuận có lợi với Tầu, Nga.

Chuyện Quốc Hội Dân Chủ cắt viện trợ bỏ miền Nam VN mọi người đều biết cả, nhưng Frank Snepp cứ lờ tịt đi, làm như không hay biết gì.

BBC hỏi Frank Snepp: Vào thời điểm đó có ai khác biết về cuộc thảo luận này giữa Kissinger và Nixon không, thưa ông?

Trước câu hỏi soi mói của BBC, Frank Snepp trả lời lúng túng. Ông ta nói vào thời điểm đó chỉ có họ (Nixon, Kissinger) và các phụ tá biết, nhưng nhiều năm sau băng ghi âm được phổ biến rộng rãi. Frank Snepp hình như không theo dõi tình hình Phản chiến tại Mỹ, có lẽ ông giả vờ không biết. Năm 1969 phong trào Phản chiến ngày càng trở lên kịch liệt khiến Nixon phải rút quân về nước.

TT Nixon nói năm 1968 (thời Johnson) phản chiến chỉ là bất bạo động nhưng sang năm 1969 khi Nixon vào Tòa Bạch Ốc đã tiến tới bạo động, đổ máu, sinh viên đốt nhà. Năm 1969-1970 có 1,800 cuộc chống đối biểu tình, 7,500 người bị bắt, 247 vụ đốt nhà, 462 người bị thương, trong số này 2/3 là cảnh sát, 8 người chết. Bạo lực lan ra toàn quốc. Từ tháng 1/1969 tới tháng 2/1970 có 40,000 vụ ném bom, gây thiệt hại 21 triệu về tài sản, 43 người chết, mấy trăm người bị thương…(4)

Người dân ngày càng chống chiến tranh mạnh, cuối 1965 tỷ lệ ủng hộ chiến tranh VN 61% tới 1968 xuống còn 40% (thời Johnson), tới 1971 (thời Nixon) chỉ còn 30% (5)

Sở dĩ Nixon phải cho rút quân vì BV thí quân dữ dội, họ đã hy sinh 10 hay 15 cán binh để giết một người lính Mỹ, mục đích đẩy mạnh phong trào phản chiến. Đầu năm 1969 khi TT Johnson bàn giao cho TT Nixon thì số tử vong của Mỹ đã lên tới 35 ngàn người. Nixon đem quân về nước, phục hồi hòa bình như đã hứa khi tranh cử. Năm 1969 bắt đầu rút và thực hiện VN hóa chiến tranh. Mỹ giúp VNCH Hành quân sang Miên từ 29/4/1970 tới 22/7/1970 để đánh vào hậu cần BV tại đây. Ta đã ruồng bố được khoảng 40,000 quân CS, giết trên 10 ngàn cán binh, tịch thu được 22,890 vũ khí cá nhân, 2,500 vũ khí cộng đồng, phá hủy nhiều cơ sở quân sự, làm suy yếu áp lực địch tại miền Nam VN.

Sau đó TT Nixon giúp miền nam VN mở Hành quân tiến sang Hạ Lào 8/2/71 (Hành quân Lam Sơn) theo đường số 9 để chiếm tỉnh Tchépone rồi tiến sâu hơn vào vùng xung quanh để phá hủy các cơ sở CS. Cho tới 25/3/1971 cuộc hành quân coi như chấm dứt, tổng cộng chỉ kéo dài 45 ngày, nói chung hai bên đều bị thiệt hại nặng. Hai cuộc hành quân kể trên có mục đích làm suy yếu địch để khi Mỹ rút đi, VNCH đủ sức tự vệ.

Như thế Nixon bỏ miền Nam VN ở chỗ nào? Frank Snepp nói  Hoa Kỳ hoàn toàn bằng lòng có Hiệp Định Hòa bình mà không yêu cầu Bắc Việt rút quân khỏi miền Nam,  Hoa Kỳ đồng ý với Lê Đức Thọ là sẽ không yêu cầu lực lượng Bắc Việt rời khỏi miền Nam.

Tháng 11/1972, các vị Trưởng Khối… tại Quốc Hội Mỹ như John Stennis, Barry Goldwater, Gerald Ford … nói cho Nixon biết nếu VNCH không thuận ký kết Hiệp định thì Quốc Hội có thể sẽ ra Luật (buộc Hành pháp) rút quân đổi tù binh, cắt hết viện trợ, sẽ  đưa ra Hạ Viện với tỷ lệ 2/1, VNCH sẽ không thể tồn tại (6)

Sở dĩ TT Nixon phải ký sớm Hiệp Định Paris vì Quốc Hội có thể ra Luật chấm dứt Chiến tranh, Quốc Hội buộc Hành Pháp Nixon phải nhượng bộ Bắc Việt cho chúng được đóng quân ở lại để sớm ký Hiệp Định Paris trễ nhất là cuối tháng 1/1973. Chẳng lẽ Frank Snepp lại không biết chuyện đó, ông ta khéo vờ vĩnh lắm.  Theo lời Snepp thì Kissinger nói với Nixon là chúng ta chỉ tìm cách thoát khỏi nơi này và không quan tâm đến những gì Bắc Việt làm, miễn là có một khoảng thời gian coi được giữa lúc chúng ta rút quân, thời điểm có cuộc ngừng bắn và Sài Gòn sụp đổ.

Frank Snepp nói sai vì khi Sài Gòn nguy kịch, Kissinger đã vận động với TT Ford để xin Viện Trợ Khần Cấp 722 triệu hòng cứu nguy VNCH. Snepp cố tình bóp méo sự thật để lên án Kissinger và TT Nixon, mà thực ra Kissinger có quyền gì? Ngay cả Nixon còn không có quyền thì làm sao Kissinger có thẩm quyền quyết định. Mọi chuyện Nixon làm phải tùy theo ý muốn của Quốc Hội Dân Chủ, họ có thể ra Luật Chấm dứt chiến tranh khi ấy sự nghiệp của Nixon sẽ không còn gì cả.

Frank Snepp nói Nixon không còn lựa chọn nào khác vì Mỹ và VNCH không đánh bại được BV, chúng ta không thể ném bom ngăn chận được cuộc xâm nhập. Chiến tranh vẫn tiếp tục và bất cứ hiệp định hòa bình nào cũng phản ánh sự thật rằng chúng ta đã không đánh bại được kẻ địch.

Frank Snepp nói những lời đề cao CS nhưng thực ra BV bị thiệt hại nặng nề, sau cuộc chiến họ mất hơn một triệu quân, chính họ cũng phải công nhận năm 1995 nhân kỷ chiến thắng 30/4. Mười người lên đường vào Nam chỉ có một người trở về. BV chấp nhận hy sinh 15 hay 20 cán binh để giết một lính Mỹ đẩy mạnh phong trào phản chiến. Mạng người Cộng sản rẻ như bèo, ngược lại mạng người của Mỹ lại quí như vàng (7).

TT Nixon nói sau ngày ký Hiệp Định (27/1/73) miền Nam mạnh hơn miền Bắc về quân sự.

VNCH có 450 ngàn chính qui và 320 ngàn Địa phương quân. Cuối năm 1972 TT Nixon chuyển cho VNCH 3  tiểu đoàn pháo binh 175mm, hai tiểu đoàn thiết giáp M-48, 286 chiếc trực thăng UH-1, 23 chiếc trực thăng không vận CH-47, 22  chiếc trực thăng vũ trang AC-119K, 28 chiếc máy bay chiến đấu A-1, 32 máy bay vận tải C-130A, 90 oanh tạc cơ loại nhẹ A-37, 118 phản lực cơ chiến đấu F-5A và và 23 phi cơ thám thính điện tử EC-47. Bắc việt cũng vội chuyên chở vũ khí cho quân đội của họ ở miền Nam nhưng với số lượng thua xa Mỹ (8)

Nixon đã trao cho VNCH qua hai chiến dịch Enhance (Gia tăng) và Enhance Plus (Gia tăng Cộng). Mục đích của chiến dịch để thay thế những vũ khí, quân cụ bị mất trên căn bản một đổi một. Như vậy Nixon bỏ miền Nam ở chỗ nào?

Sau Hiệp Định, BV vẫn vi phạm, với số viện trợ bị Quốc Hội Dân Chủ cắt giảm quân đội VNCH yếu dần, BV ngày một mạnh  nhờ Quân viện của Nga, Tầu và các nước XHCN (9)

Decent Interval, Khoảng Cách Vừa Đủ phải đưa vào kế hoạch của Quốc Hội Dân Chủ, Frank Snepp trơ trẽn trao kế hoạch này cho Nixon, Kissinger.

Frank Snepp nói tiếp… “Thay vào đó, Nixon rút lực lượng Mỹ ra khỏi VN và đưa quân VNCH ra tiền tuyến, thay cho những người Mỹ đang rút đi. Chính sách ‘Việt Nam hóa’ chiến tranh đó không hữu hiệu, vì quân đội VNCH lúc ấy không thể làm được những gì Hoa Kỳ đã làm khi không còn sức mạnh của không quân Mỹ và viện trợ của Mỹ. Quân đội VNCH chưa sẵn sàng để chiến đấu một mình.

Và cuối cùng thì Kissinger chỉ muốn mua một khoảng thời gian cho quân đội Mỹ rút ra khỏi VN, để sau đó khi Sài Gòn thất thủ thì không ai đổ lỗi cho Hoa Kỳ, khiến Kissinger và chính quyền Nixon không bị xấu hổ.”

Quân đội VNCH chưa sẵn sàng để chiến đấu một mình? Quân đội VNCH đã chiến đấu anh dũng một mình với điều kiện được cung cấp đầy đủ về đạn dược. Như đã trình bầy ở trên ngay như TT Nixon còn chẳng có quyền, mọi chuyện phải theo yêu cầu của Quốc Hội Dân Chủ, họ sẵn sàng ra luật Chấm dứt Chiến tranh, thử hỏi Kissinger lấy tư cách gì để mua một khoảng thời gian? Diễu hết chỗ nói

BBC: Nhưng tại sao Hoa Kỳ, là đồng minh của VNCH, không đợi cho quân đội VNCH sẵn sàng chiến đấu rồi mới rút quân?

Frank Snepp trả lời:  “Các động lực chính trị ở Hoa Kỳ thời đó không cho phép những quân lính Mỹ ở lại Việt Nam, điều đó đơn giản là không thể xảy ra.

Những người cho rằng Hoa Kỳ bỏ rơi Nam Việt Nam vì đã không viện trợ đủ cho VNCH trong thời gian ngừng bắn, đã nói đúng. Vì lý do chính trị, viện trợ Hoa Kỳ đã không được cấp. Nhưng thực tế là, thứ nhất, viện trợ không thể đến kịp thời để cứu miền Nam Việt Nam. Thứ hai, hệ thống hậu cần của VNCH đã bị tham nhũng lũng đoạn, khó có thể tiếp thu và triển khai thêm vật liệu một cách hiệu quả. Lính VNCH, trong giai đoạn cuối của cuộc chiến, thường là ở tiền tuyến, không có đủ đạn dược. Nhưng lý do không phải vì không có mà là vì đạn dược được đưa đến, hoặc đã bị hút vào thị trường chợ đen, hoặc đã bị thất lạc, mà không ai biết nó đi đâu, vì miền Nam Việt Nam vào thời điểm đó không có một hệ thống hậu cần hữu hiệu.

Và, cuối cùng, các cấp tư lệnh Nam Việt Nam vì lo xa không muốn để vũ khí thặng dư gần tiền tuyến, phòng khi Cộng sản tràn vào, mà cất chúng ở xa. Vì vậy, khi cộng sản tấn công vào Quân khu 1, họ cạn kiệt đạn dược và không có một kho dự trữ đủ gần để có thể đến lấy, trước khi bị Cộng sản tiến chiếm.

Với tất cả nhiều nguyên do đan xen vào nhau này, tham nhũng và kém hiệu quả là những yếu tố thấy rõ. Tôi nghĩ những người bạn Việt Nam thân yêu của tôi không đúng khi đổ lỗi sự sụp đổ nhanh chóng của VNCH cho Hoa Kỳ, vì sự việc phức tạp hơn nhiều.

Một lần nữa, Hoa Kỳ có bỏ rơi VNCH không là một câu hỏi phức tạp, nhưng nói chung là có, Kissinger và Nixon đã bỏ rơi Nam Việt Nam Nhưng việc thất trận của VNCH đến từ những lý do gần nhà hơn”.

Tôi bỏ bớt một số câu trả lời của Frank Snepp vì quá dài, nhưng vẫn giữ nguyên văn như trên. Chính ông ta công nhận Phản Chiến đã buộc Mỹ phải rút quân thì tại sao còn nói Nixon, Kissinger bỏ đồng minh? Rồi Frank Snepp lại công nhận Quân viện của Mỹ cho VNCH không đủ trong thời gian ngưng bắn, ông nói ngược rồi lại nói xuôi.

Frank Snepp nói: hệ thống hậu cần của VNCH đã bị tham nhũng lũng đoạn,hoặc đã bị hút vào thị trường chợ đen với tất cả nhiều nguyên do đan xen vào nhau này, tham nhũng và kém hiệu quả là những yếu tố thấy rõ… đây là những nhận định vô ý thức và mất dậy nhất của Frank Snepp trong bài phát biểu, đạn dược mà đem ta thị trường mua bán được?

Cuối cùng Frank Snepp vẫn không chịu nhìn nhận Quốc Hội cắt quân viện bỏ Đông Dương mà chĩa mũi dùi vảo Nixon, Kissinger, phỉ báng Quân đội VNCH một cách trơ trẽn và bỉ ổi.

Kết Luận

Chương Tám The Agony of Vietnam, trang 227 trong Hồi Ký White House Years của Henry Kissinger có nói:

“Sau khi Nixon nhận nhiệm sở của những người đã đã can thiệp vào Việt Nam, mới đầu họ trung lập, sau chống đối, họ buộc Nixon có trách nhiệm về cuộc chiến mà ông chỉ thừa hưởng của người ta, họ tấn công ông với những giải pháp này nọ mà chính họ khi có cơ hội đã không làm”

(10)

Henry viết rất khách quan về tình hình khi TT Nixon mới vào Tòa Bạch Ốc, Dân Chủ đã đưa quân can thiệp vào miền Nam VN (từ 1965) và đã sa lầy. Mới đầu họ trung lập sau hùa theo bọn Phản Chiến chống Hành Pháp Nixon, buộc ông phải có trách nhiệm rút khỏi cuộc chiến.

Từ đó họ chống đối Nixon kịch liệt, lần đầu tiên trong lịch sủ Mỹ đảng phái phá nhau làm lợi cho địch. Sáu tháng sau khi ký Hiệp định Paris họ cắt giảm viện trợ mỗi năm 50% cho tới khi Quân Đội VNCH không còn gì để tự vệ. Năm 1973 Mỹ viện trợ 2 tỷ 1, năm sau họ cắt còn 1 tỷ 4, năm sau 1975 còn 700 triệu. Năm 1975 họ đưa trước 400 triệu, còn 300 triệu họ không cho tiếp và cử Dân Biểu sang Sài Gòn điều tra xem người dân VN có cần để chiến đấu không trong khi miền Nam đang hấp hối. Đây là những trò ma bùn khiến ta càng thấy rõ hơn cái lưu manh của Frank Snepp, ông ta lờ tịt như không biết.

Dân Chủ đưa quân vào miền Nam năm 1965 tổng cộng 184 ngàn không xin phép Quốc Hội (họ nắm đa số), tới 1968 lên tới 530 ngàn. TT Johnson ngày càng sa lầy vì sai lầm áp dụng Limted war, Chiến tranh Giới hạn, chỉ đánh cho nó sợ khiến chiến tranh càng kéo dài. Phản Chiến ngày càng lên mạnh vì thanh niên Mỹ  chết trận đã lên tới 35 ngàn. Dân Chủ đã đưa quân vào VN, đã sa lầy nay lại đánh phá Tổng Thống Cộng Hòa dữ dội, họ hùa theo Phản Chiến để chớp thời cơ, mị dân và lấy lòng dân trước hết, cái gì chứ chớp thời cơ và mị dân thì Dân Chủ đứng đầu.

Giữa tháng 8/1973 Quốc Hội Dân Chủ ra Luật Cấm Hành Pháp (Nixon) oanh tạc Đông Dương, mấy tháng sau ngày 7/11 họ lại ra Luật War Powers Act, ông Tổng Thống muốn can thiệp bằng quân sự vào nước khác phải tham khảo Quốc Hội trước. Họ ngày càng xiết chặt và trói tay ông Tổng Thống (restriction on the President’s ability) (11)

Nixon không làm gì được trước những đòn đánh phá bẩn thỉu của của Quốc Hội. Gần tàn chiến tranh họ tìm cách truất phế Nixon cho chắc ăn, TT Ford lên thay nhưng chỉ là bù nhìn. Hành Pháp Nixon đã hết quyền, thế mà Frank Snepp còn kết án Nixon, Kissinger tạo Khoảng Cách Vừa Đủ (Decent Interval) để khiến Đông Dương sụp đổ. Láo khoét hơn nữa, ngày 9/8/1974 Nixon phải từ chức để tránh bị Quốc Hội Dân Chủ truất phế thì ông còn quyền hành gì mà bỏ miền Nam?

Frank Snepp nói Kissinger đã đồng lõa với Nixon để thực hiện một khoảng cách vừa đủ để khi Miền Nam Sụp đổ họ sẽ không bị xấu hổ. Hoàn toàn bịa đăt, ngày mồng 10/4/75, TT Ford ra Quốc Hội để xin Viện trợ khẩn cấp 722 triệu, Kissinger đã thức đến khuya để soạn diễn văn cho Tổng Thống, Henry cũng dùng chữ Tín từ lúc đầu của chính phủ Nixon và cũng là cái nhấn mạnh vào lúc cuối cùng (Kissinger, a Biography, Walter Isaacson 1992, trang 643):

“Mỹ không muốn cung cấp viện trợ đầy đủ cho đồng minh của ta chiến đấu tự vệ sẽ ảnh hưởng trầm trọng đến uy tín của ta trên thế giới như một đồng minh. Và cái chữ tín này làm cơ bản cho an ninh của ta”

Tại Quốc Hội không ai vỗ tay, có hai dân biểu Dân Chủ bỏ ra ngoài, Quốc Hội không yểm trợ cho Cuộc chiến VN. Các nhà nghiên cứu Mỹ về Chiến tranh VN như Larry Berman, Walter Isaacson đã cho rằng Hoa Kỳ không muốn cưỡng bức thi hành Hiệp Định Paris, mà phải chấm dứt Chiến tranh tại miền Nam. Nó đến lúc phải kết thúc, họ là Mỹ và bênh vực cho nước Mỹ.

Ngày 24/4/75, TT Ford đọc bài diễn văn tại Đại Học Tulane và kết luận Chiến tranh VN coi như chấm hết, chúng ta phải lo tương lai nước Mỹ, hãy để vấn đề VN ở lại sau lưng và 6,000 sinh viên reo hò ầm ĩ, họ ôm nhau nhẩy nhót, sung sướng vì War is over, họ không phải ra trận, không phải phơi thây chiến địa. TT Ford chỉ là bù nhìn không do dân bầu nên thái độ tiêu cực của ông không có gì khó hiểu.

Ford nói Kissinger muốn xin thêm viện trợ khẩn cấp (722 triệu) và đổ lỗi cho Quốc Hội, Ford dẫn lời Kissinger:

“Đông Dương đầu hàng đã mở ra một thời kỳ ô nhục của Hoa Kỳ, nó kéo dài từ Angola tới Ethiopia, tới Iran, tới Afghanistan” (The surrender in Indochina, he said, “Ushered in a period of American humilation” that stretched from Angola to Ethiopia to Iran, to Afghanistan)

Walter Isaacson, Kissinger a Biography, trang 647

Mặc dù chỉ trích Kissinger vì không đồng ý với ông ta (trang 648) TT Ford và tác giả Walter Isaaction đã công nhận Henry tích cực xin viện trợ 722 triệu, ông ta không bỏ VNCH như Frank Snepp nói. TT Ford kể lại:

Kissinger không muốn câu chiến tranh chấm dứt, ông ta muốn tiếp tục  xin  viện trợ và oán trách Quốc Hội

(The line about the war being finished, Henry didn’t like that sentence, Ford said, I knew he wanted to kepp fighting for  more aid and that he blame Congress – Sách nói trên, trang 645)

Lời Henry thật không sai về chữ Tín, nhất ngôn bất tín vạn sự bất thành. Tháng 8 vừa qua, chính phủ Dân Chủ Biden rút hết quân khỏi Afghanistan mà dấu không cho chính phủ Cộng Hòa Hồi Giáo Afghanistan (Islamic Republic of Afghanistan) biết, Chính phủ Afghanistan đâu có dại gì chiến đấu cho các Ngài Cố vấn ra đi thoải mái y như tại Sài Gòn 1975, dại gì chết giữa lúc xuân thì!

Họ giao đất lại cho Taliban một cách hòa bình khiến chính phủ Mỹ bị vỡ mặt trong việc di tản thường dân còn sót lại. Chính phủ Dân Chủ không ngờ A Phú Hãn sụp đổ nhanh như vậy, họ trù tính phải ba tháng. Tháng 4/75 miền Nam đang hấp hối, Quân đội VNCH chiến đấu chống BV tới viên đạn cuối cùng trong khi người Mỹ di tản bằng máy bay khổng lồ về nước thoải mái, nay thì tại Afghanistan cảnh này không còn nữa.

Nay các nước Đông Nam Á như Mã Lai, Singapore, Thái Lan, Phi Luật tân… đều thù ghét Trung Cộng nhưng họ cũng không muốn theo Mỹ vì cái gương VNCH 1975 còn sờ sờ trước mắt. Không những tại Á Châu mà tại các nước khác khắp mọi nơi cũng không còn tin người Mỹ. Cái giá của việc bỏ đồng minh cũng không rẻ lắm.

Larry Berman, Walter Isaason nói chẳng lẽ Quân đội Mỹ phải ở lại chiến đấu cho miền Nam mãi hay sao? Quân đội VNCH nếu được cung cấp đầy đủ vũ khí đạn dược thì chẳng cần người Mỹ. Nga có cần đưa quân vào miền Nam không? họ chỉ đứng ngoài giật dây mà cũng chiếm được.

Người Mỹ tự hào đi bảo vệ dân chủ, tự do tại các nước bị CS xâm lăng nhưng thực ra để bảo vệ cho chính họ như năm 1965 họ đã  đưa quân vào VN vậy.

Trọng Đạt

(1) Trong Kissinger a Biography của Walter Isaacson trang 455, 456 cũng nói tương tự

(2) Henry Kissinger, Years of Renewal trang 471

(3) Cao Văn Viên, Những Ngày Cuối của VNCH trang 92

(4) Nixon, No more Vietnams, trang 126-127

(5) Wikipedia: Opposition to the US involvement in the Vietnam war.

(6) Larry Berman: No Peace No Honor, Nixon, Kissinger and Betrayal in Vietnam, trang 200.

(7) Thượng nghị sĩ Hollings tới Sài Gòn, Tướng Westmoreland nói chúng tôi giết địch theo tỷ lệ mười đổi một (We were killing people in the rate of ten to one), Hollings cảnh báo Tướng Westmoreland hãy coi chừng, người Mỹ không cần biết anh giết được mười tên địch mà họ chỉ quan tâm một người lính (Mỹ) bị giết thôi (Westy, the American people don’t care about the ten, they care about the one, Phim The Vietnam war, tập 3)

(8) Richard Nixon, No More Vietnams trang 170

(9) Theo bản tin của BBC.com ngày 10-5-2006, Viện Lịch sử Quân sự CSVN đã công bố những số liệu  về nguồn chi viện của Liên Xô, Trung Quốc và các nước xã hội chủ nghĩa dành cho miền Bắc trong cuộc chiến.

(10) Nguyên văn: And after Nixon took office those who had created our involvement in Vietnam moved first to neutrality and then to opposition, saddling Nixon with responsibility for a war he had inherited and attacking him in the name of solutions they themselves had neither advocated nor executed when they had the opportunity

(11) Theo Nixon No More Vietnams 180, 181.

You may also like...