Trọng Đạt-Trung Cộng Và Nền Hòa Bình Á Châu

Thời Mao Trạch Đông

Mao là người gây dựng nên chế độ Cộng Sản Trung Hoa.  Ông là Chủ tịch đảng từ 1943 tới khi chết năm 1976, lãnh tụ CS các nước thường cầm quyền cho tới chết. Mao Trạch Đông cũng là người thống nhất nước Tầu, là người đem chủ thuyết CS về, sáng lập chủ nghĩa Mác Lê theo kiểu Tầu, gây nhiều cuộc chiến tranh, cách mạng tàn phá đất nước và gây nhiều bất hạnh cho nhân dân.

Tháng 10-1934 Tưởng Giới Thạch đem 50 vạn quân bao vây khu Sô Viết Trung ương khiến Mao phải tiến hành cuộc Vạn lý trường chinh gian khổ vượt gần 10 ngàn cây số suốt một năm trời tới tỉnh Thiểm Tây ở phía bắc. Họ di cư lên miền Bắc để được CS Nga giúp đỡ.

Trong cuộc nội chiến Quốc Cộng, Mao tiêu diệt được 144 sư đoàn thiện chiến của QDĐ. Cuối năm 1948, Tưởng cử bà phu nhân Tống Mỹ Linh sang Mỹ xin viện trợ nhưng họ lờ đi không đáp ứng.

Ngày 1 tháng 10 năm 1949, Mao Trạch Đông đánh thắng Tưởng Giới Thạch thành lập Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa. Cuối năm 1949 Tưởng và 2 triệu Quốc Dân Đảng chạy ra đảo Đài Loan. Dư luận Mỹ lên án Tổng Thống Truman, một chính quyền Dân Chủ đã để mất Trung Hoa. Trong khi CS Sô Viết lấy được kho vũ khí khổng lồ của Nhật giúp CS Tầu, phía Mỹ không giúp Quốc Dân đảng đủ sức chống địch, lệ ủng hộ Truman từ 70% xuống còn 35%. Dân Chủ thời nào cũng bỏ rơi đồng minh, năm 1975 bỏ Sai Gòn và bây giờ lại bỏ Kabul.

Có tài liệu nói sau Thế chiến, cán cân quân sự nghiêng về Mao. Chủ lực quân của họ tăng lên 1 triệu 2 và 2 triệu du kích.  Nga Sô đã giúp CS Tầu nhiều vũ khí lấy được của Nhật tại Mãn Châu. QDĐ chống quân Nhật hồi Thế chiến thứ hai đã bị mất nhiều đơn vị tinh nhuệ trong những trận đánh lớn, trong khi ấy CS Tầu ít thiệt hại, họ ít đụng chạm Nhật. Sau Thế chiến Mỹ không thực sự giúp Tưởng thắng Hồng quân vì vai trò chống Nhật của QDĐ đã hết (1)

Mao Trạch Đông chiếm được Hoa lục làm lệch cán cân quân sự quốc tế của hai phe CS và Thế giới tự do đã đưa tới các cuộc chiến đẫm máu khác ngay trong năm sau. Ông đã gây nên nạn đói đầu thập niên 60. Từ 1949-1958 Mao thực hiện cải cách ruộng đất. Kế hoạch Nhẩy vọt 1958-60 đưa tới hậu quả tai hại, chủ trương nhẩy vọt từ nông nghiệp sang kỹ nghệ lớn. Mao đã gây nạn đói cho khoảng 20, 40 triệu người bị chết đói. Mao đã biến nước Tầu thành một địa ngục đói khổ tang thương thê thảm, đây là một sự sai lầm của lịch sử đã lựa chọn Mao. Ông ta phạm tội chống nhân loại ấy thế mà vẫn được sùng bái, thờ phụng… thực là một điều quái gở, chỉ có ở nước Tầu.

Cuối đời, Mao Trạch Đông đã thấy rõ sự thực phũ phàng cũa Xã hội chủ nghĩa, một con đường đói khổ và từ ngày 21/2/1972, hình ảnh Mao Chủ Tịch bắt tay Tổng Thống Đế Quốc đã thay đổi cả một kỷ nguyên. Nước Tầu đi vào con đường làm ăn với tư bản, không còn chiến tranh, loạn lạc. Thời “Đại nhẩy vọt” Mao 60 tuổi, thời Cách mạng văn hóa Mao 70 tuổi và khi bang giao với Mỹ Mao 80 tuổi.

Sau Mao Trạch Đông, các lãnh tụ CS Trung Hoa liên tiếp nhau Hoa Quốc Phong (1921-2008), Đặng Tiểu Bình (1904- 1997), Giang Trạch Dân (1926), Hồ Cẩm Đào (1942) đều lo cải cách kinh tế, chỉ riêng Đặng Tiểu Bình có gây cuộc chiến tranh tại biên giới Việt-Hoa năm 1979, một cuộc chiến tranh giữa các chế độ CS. Nói chung  họ ôn hòa, theo đúng tôn chỉ hòa bình, đổi mới kinh tế mà Mao đã đặt đường đi từ 1972. Riêng Giang Trạch Dân được coi là khát máu nhất, ông ta đàn áp, giết hại Pháp Luân Công tàn bạo, bán nội tạng của phạm nhân y như dưới thời Đức Quốc Xã

Kinh tế tăng trưởng

Nước Trung Hoa đói khổ lần đầu tiên được xuất hiện trên TV, báo chí Mỹ và Tây phương tháng 2/1972: Đường phố Bắc Kinh toàn xe đạp và xe bò… nay cũng tại nơi đây và những thành phố lớn, những tòa cao ốc, building mọc lên  như nấm, đường phố sáu hàng toàn xe hơi bóng loáng.

Các nhà lãnh đạo CS Trung Hoa chấp nhận đồng lương rẻ mạt của giới Tư bản, trong khi các nhà tài phiệt Mỹ, Nhật, Âu Châu, Pháp, Anh, Đức và cả Đài Loan… chỉ biết nhắm mắt bóc lột cái khối nhân công rẻ mạt của nước Tầu. Trung Hoa đỏ rất kiên nhẫn, họ chịu khó kiếm tí cơm thừa của tư bản để từ từ vươn lên như ta thấy ngày hôm nay, một nước chết đói nay trở thành một nền kinh tế đứng thứ hai trên thế giới.

Trong mấy thập niên, kinh tế Trung Hoa đã tiến thật mạnh, tỷ lệ tăng trưởng trung bình 10 chấm khiến Tổng sản lượng kinh tế (GDP) của họ nay (2021) là hơn 16 ngàn tỷ Mỹ Kim, bằng hơn một nửa của TSL Mỹ (hơn 22 ngàn tỷ), hiện nay Trung Cộng là nền kinh tế lớn thứ nhì trên thế giới.

Nhìn về quá khứ ta thấy

Năm 1952 Tổng sản lượng Trung Cộng rất khiêm tốn, chỉ có 30 tỷ Mỹ kim thôi, đến 1962 tức mười năm sau TSL tăng khiêm tốn lên 47 tỷ, năm 1972 tăng 113 tỷ, năm 1983 (10 năm sau) tăng thành 304 tỷ. Trong 30 năm (1952 -1983) TSL của họ tăng tư 30 tỷ tới 304 tỷ, từ bạc chục tới bạc trăm.

Mười năm sau tức 1993 TSL của họ tăng lên 619 tỷ, bước sang thập niên 2000 kinh tế của họ bắt đầu nhẩy vọt, 10 năm sau tức 2003 TSL lên 1,660 tỷ (một ngàn 660 tỷ), tới 2013 lên 9,611 tỷ (9 ngàn 611 tỷ) và bây giờ lên hơn 16 ngàn tỷ (2)

So sánh Tổng sản lượng Mỹ-Hoa từ 1970 tới nay ta thấy Hoa Lục tiến rất nhanh từng thập niên

Năm 1970 TSL Mỹ là 1,075 tỷ. TSL Trung cộng  chỉ có 89 tỷ

Năm 1980 TSL Mỹ 2,862 tỷ. TSL TC lên 305 tỷ

Năm 1990 TSL Mỹ 5,979 tỷ,   TSL TC lên 398 tỷ

Năm 2000 TSL Mỹ 10,284 tỷ, TSL TC lên 1,214 tỷ

Năm 2010 TSL Mỹ 14,964 tỷ, TSL TC lên 6,066 tỷ

Năm 2015 TSL Mỹ 18,036 tỷ, TSL TC lên 11,158 tỷ…

(GDP in the United States and leaders)

Về tỷ lệ tăng trưởng ta thấy từ 1992 tới đầu thập niên 2000 tăng trưởng khoảng hơn 10 chấm, từ 2002 tới 2012 cũng vậy, hơn 10 chấm, nhưng từ 2012 tới nay chậm lại từ 7.9 tới 6.9. Từ ngày theo kinh tế thị trường vào năm 1978, Trung Cộng là một trong những nước có nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất thế giới

Tuy nhiên các địa phương có khynh hướng lấy điểm với Trung ương và họ thường tăng con số báo cáo, trên thực tế không cao như vậy.

Kinh tế Hoa Lục nay dựa trên xuất cảng, năm 2017 tổng cộng 2.26 ngàn tỷ (Mỹ Kim), trong đó  94% là hàng sản xuất công nghiệp tới các nước theo tỷ lệ: Mỹ 18.3%, khối Liên Âu 16.1%, Hồng Kông 13.8%, Nhật 6.1%, Nam Hàn 4.5%, các nước khác 41.2% (theo Wikipedia)

Hoa Lục nhập cảng 1.84 ngàn tỷ theo tỷ lệ Liên Âu 13.1%, Nam Hàn 10%, Nhật 9.2%, Đài Loan 8.8%, Mỹ 8.5%, các nước khác 50.4%

Người ta nói nay họ là một công xưởng lớn sản xuất đồ tiêu dùng cho cả thế giới. Peter Navarro, tác giả cuốn Death by China đã nhận định Trung Cộng vi phạm mậu dịch quốc tế bằng trợ cấp xuất cảng bất chính, chính sách tiền tệ ma mãnh khiến hàng Tầu tràn ngập thị trường Hoa Kỳ (illegal export subsidies and currency manipulation, effectively flooding the U.S. markets”).

Ông nói các công ty Mỹ không thể cạnh tranh với Trung Cộng được vì họ không cạnh tranh với các công ty Tầu mà phải cạnh tranh với chính phủ Trung Cộng ((American companies cannot compete because they’re not competing with Chinese companies, they’re competing with the Chinese government.”)

Thời Tập Cận Bình (Xi Jinping)

Họ Tập thuộc hàng Thái Từ đảng, con cháu của đảng viên cao cấp, trong một năm trời, ông ta đã thiết lập cơ cấu chính trị cho nước Tầu CS. Họ Tập nay trở lại thời kỳ độc tài cá nhân Mao, Đặng.

Sinh năm 1953 hiện là nhà lãnh đạo tối cao Trung Cộng, Tổng bí thư đảng, Chủ tịch nước, Chủ tịch Quân ủy trung ương thuộc thế hệ lãnh đạo thứ năm, ông ta giữ hầu hết các cức vụ lớn then chốt. Năm 2002 Tập Cận Bình (TCB) đậu Tiến sĩ luật, vào Trung ương đảng năm 2007, năm sau 2008 Phó chủ tịch nước. Tháng 10/2010 được bầu làm Phó chủ tịch Quân ủy trung ương, cơ quan chỉ đạo quân đội. Tháng 11/2012 Tập được Trung ương đảng bầu Tổng bí thư, rồi Chủ tịch Quân ủy. Ngày 14/3/2013 ông được bầu làm Chủ tịch nước.

Tập Cận Bình ủng hộ phát triển kinh tế thị trường, thận trọng cải cách chính trị, duy trì lãnh đạo của đảng là cần thiết để ổn định xã hội, ông là người cứng rắn trong các vấn đề quốc tế. Tập mở chiến dịch chống tham nhũng từ quan trên tới cấp nhỏ mà người ta gọi là “đả hổ, đập ruồi” (root out tigers and flies). Các nhà quan sát cho rằng ông là nhà lãnh đạo nhiều quyền lực nhất kể từ thời Đặng Tiểu Bình.

Họ Tập chủ trương “Kinh tê cấp tiến nhưng Chính trị bảo thủ”. Văn thư phổ biến trong nội bộ đảng 2013 cảnh báo những tư tưởng Tây phương như dân chủ, nhân quyền, xã hội dân sự. Ông ta nhìn nhận tính chất tối cao của đảng CS thống trị Trung Quốc, nghĩa là chủ trương độc tài. Triều đại của họ Tập bắt giam các nhà bất đồng chính kiến, củng cố sức mạnh chính trị để lãnh đạo nền kinh tế lớn.

Về Kinh tế, ông thừa hưởng sự phồn thịnh từ các nhà lành đạo trước: Hoa Quốc Phong, Đăng Tiểu Bình, Giang Trạch Dân, Hồ Cẩm Đào. Nhiều nhận định cho rằng Tập trở lại chính sách chuyên chính, độc đoán từ thời xa xưa, kiểm duyệt, thắt chặt kiểm duyệt truyền thông, internet. Chính sách đối ngoại cứng rắn khiến các nước láng giềng e ngại, ưu tiên hàng đầu của Tập Cận Bình là củng cố quyền lực.

Ông ta tập trung quyền lực giống như Mao và Đặng trước đây và thực sự trở thành nhà độc tài giống chính sách độc tài cá nhân theo kiểu Staline. Nhưng vấn đề đặt ra là giữa Thế kỷ 21 mà Tập Cận Bình trở lại thời kỳ Mao, Đặng có thực hiện được lâu dài hay không? So với Mao Trạch Đông và Đặng Tiểu Bình thì tài cán, kinh nghiệm của họ Tập chẳng nghĩa lý gì.

Trong khi Mao Trạch Đông năm 1931-34 được bầu làm Chủ tịch chính phủ lâm thời, sau lại bị phe phái gạt ra ngoài. Tháng 10-1934 Tưởng Giới Thạch đem 50 vạn quân bao vây khu Sô Viết Trung ương khiến CS Tầu phải mở đường máu tiến hành cuộc Vạn lý trường chinh gian khổ vượt gần 10 ngàn cây số suốt một năm trời tới tỉnh Thiểm Tây ở phía Bắc lập căn cứ mới. Mao và các đồng chí phải di cư lên miền Bắc để được CS Nga giúp đỡ. Rồi chiến tranh chống Nhật, chống Quốc Dân Đảng, cuối cùng chiến thắng 1/10/1949 tuyên bố thành lập Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa, bao nhiêu năm gian khổ để xây dựng sự nghiệp cho CS Trung Hoa.

Họ Đặng cũng ba chìm bẩy nổi: năm 1966 thời Cách mạng văn hóa, Đặng Tiểu Bình bị phê phán là theo chủ nghĩa tư bản, bị cách mọi chức vụ.  Tháng 3/1973 ông  trở lại Bắc Kinh được phục hồi, được bầu vào Ban chấp hành Trung ương đảng rồi Phó chủ tịch đảng, Phó Thủ tướng, rồi Đệ nhất Phó Thủ tướng. Khi Chu ân lai mất ông lại bị Mao cách hết mọi chức. Năm 1978 sau khi lũ bốn người bị lật đổ họ Đặng lại được khôi phục các chức vụ này.

Khi Tập Cận Bình lên cầm quyền, nhiều người hy vọng sẽ có cởi mở hơn về tự do ngôn luận nhưng ngược lại, ông ta cho bắt bớ những nhân vật bất đồng chính kiến, đàn áp tôn giáo vẫn khốc liệt ở Tây Tạng, Tân Cương.

Hai thập niên vừa qua, tăng trưởng kinh tế Trung Cộng rất cao: Từ 1989 tới 2014 trung bình là 9.08%. Từ 2012 (Thời Tập Cận Bình) tới nay, tỷ lệ tăng trưởng chậm lại: năm 2012 tỷ lệ 8.1, 7.6, 7.4 năm 2013 tỷ lệ 7.8, 7.5, 7.9, năm 2014 tỷ lệ 7.5, 7.3. Hoa Lục đầu tư ra nước ngoài 62 tỷ (Mỹ kim). Năm 1979, 1980 hồi Tầu Cộng Việt Cộng đánh nhau, báo Sài Gòn Giải phóng của CSVN đăng lại một bản tin của Tây phương cho biết trữ lượng ngoại tệ của Trung Cộng chỉ có 4 tỷ Mỹ kim so với 32 tỷ của Đài Loan, nghĩa là Đài Loan gấp 8 lần Tầu lục địa năm 1980, như thế nay Hoa Lục đã đi hia bẩy dặm tiến quá nhanh.

Nền kinh tế Hoa Lục chưa đủ trình độ một nền kinh tế tiêu thụ mà còn phụ thuộc vào xuất cảng khoảng 60%. Tập Cận Bình cứng rắn với quôc tế đưa tới tranh chấp Biển đông giữa các nước Hoa Lục, Brunei, Đài Loan, Mã Lai, Phi Luật Tân, Việt Nam… về Hoàng Sa Trường Sa.

Từ khi Mao Trạch Đông hòa hoãn với Mỹ tháng 2/1972, Trung Cộng không còn là mối đe dọa hòa bình cho Á châu. Nay Tập Cận Bình được thừa hưởng nền kinh tế phồn thịnh và nền tảng Chính trị của các lãnh tụ tiền nhiệm, ông ta lại thành mối đe dọa an ninh cho khu vực và cả Thế giới. Nhưng họ Tập khác Mao ở chỗ Tập chỉ hù dọa bằng võ mồm chứ không bằng hành động: Mao Trạch Đông gây chiến tại Triều Tiên, tại Bắc Việt đầu thập niên 50 khiến Mỹ và Tây phương phải lao đao và bị nhiều thiệt hại.

Theo trang Hỏa lực toàn cầu, Globalfirepower.com Trung Cộng trong những năm qua xếp hạng 3 trên thế giới với 777 tầu chiến, 3,260 máy bay, Ngân sách Quốc phòng 178 tỷ. Nếu nói về số lượng Tầu chiến thì Bắc Hàn cách đây mấy năm là nước nhiều nhất sau mới đến Trung Hoa, nhưng hầu hết là tầu giang đĩnh chạy trên sông (tức brown-water navy) chỉ có một số ít  tầu cận duyên chạy ven biển.

Cho tới năm 1988, Trung Cộng không chú trọng về Hải quân, chiến hạm của họ phần lớn là giang đĩnh chạy trên sông ngòi và tầu duyên phòng (brown-water navy). Đầu thập niên 1990 khi CS Nga sụp đổ Trung Cộng không phải lo đương đầu với Nga tại biên giới mà hướng về Biển Đông từ năm 2009. Tháng 3/1969 Nga-Hoa chạm súng với nhau tại sông Ussuri (Ô tô lý), từ đó hai bên dàn quân nhiều chục Sư đoàn tại biên giới.

Họ mới canh tân Hải quân gần đây từ bỏ Hải quân Nước nâu để hướng về Hải quân Nước Xanh, Đại dương (green-water navy).

Về số lượng chiến hạm, Hải quân Trung Cộng còn lạc hậu, trong số chiến hạm của họ rất nhiều tầu do Nga sô cung cấp từ thời chiến tranh lạnh có một số mới đóng. Trung Cộng mới canh tân Hải quân từ 2009 tới nay, cách đây khoảng 5, 6 năm, báo trong nước, Hải ngoại cho biết một ông Tướng 4 sao Nhật chê Hải, Không quân Trung Cộng còn lạc hậu về huấn luyện, kỹ thuật từ 10 tới 20 năm so với Nhật. Ông ta nói giờ này mà Trung Cộng còn xài tầu ngầm chạy bằng dầu cặn, mở máy là đã bị đánh chìm. Họ mới thuê Nga đóng mấy chục chiếc Tiềm thủy đĩnh tối tân chạy bằng nguyên tử.

Họ mới đóng được hai Hàng không mẫu hạm, nhưng trọng lượng chỉ bằng một phần ba (1/3) HKMH của Mỹ, Hải quân Mỹ có 10 HKMH một trăm ngàn tấn, trên thế giới chưa có nước nào có HKMH lớn như vậy, nó rất tốn kém (15 tỷ) và phải có kỹ thuật cao. Tầu sân bay của Trung Cộng chỉ để huấn luyện, nay các chiến hạm và HKMH của họ chỉ loanh quanh tại Biển đông, không thể và không dám đi xa. Trung Cộng mới đóng thêm tầu sân bay Sơn Đông nhưng cũng chỉ là loại nhỏ, trung bình, còn lâu họ mới đóng được HKMH 100 ngàn tấn như Mỹ (3)

Trung Cộng có tham vọng đuổi kịp Hải quân Mỹ nhưng phải mất 50 năm hay một Thế kỷ mới hy vọng, Tầu sân bay và chiến hạm Trung Cộng chỉ loanh quanh ở Biển Đông không đi xa được trong khi tầu chiến Đế Quốc nghênh ngang trên các Đại dương

Cách đây khoảng một tháng, Chính phủ Nhật tuyên bố nếu Trung Cộng đánh Đài Loan họ sẽ tham gia bảo vệ Đài Loan vì nếu chiếm được Đài Loan, Trung Cộng sẽ phong tỏa đường hàng hải của Nhật. Quân sự, kinh tế của Nhật sẽ bị tê liệt, đời nào Nhật để cho Tầu Phù tác yêu tác quái.

Trung Cộng bèn hù dọa Nhật, nếu Nhật giúp bảo vể Đài Loan, họ sẽ xử dụng bom nguyên tử để đánh Nhật vì họ biết là không thể thắng Hải quân, Không quân Nhật. Cách đây 4 năm, Nhật đã tuyên bố nếu có Hải chiến tại Thái Bình Dương, họ sẽ đánh bại Hạm Đội Nam Hải của Trung Cộng trong mấy ngày.

Trung Cộng phát biểu điên khùng, Mỹ sẽ không để cho họ ném bom nguyên tử xuống đất Nhật vì nay Mỹ là cây dù nguyên tử cho cả thế giới. Từ 1940 tới 1996, trong 56 năm Mỹ đã chi 8,890 tỷ đô la (theo giá tiền ngày nay) trong việc chế tạo vũ khí nguyên tử. Người ta ước lượng từ 1945 Mỹ đã chế tạo hơn 70,000 đầu đạn nguyên tử, nhiều hơn  tổng số đầu đạn nguyên tử của các nước trên thế giới cộng lại (4)

Cuối năm 1949, Mao cho sửa chữa các sân bay, chuẩn bị đổ bộ chiếm Đài Loan, ngày 5/1/1950 TT Truman tuyên bố không can thiệp

Nhưng nửa năm sau, ngày 25/6/1950 Bắc Triều Tiên được Nga và Trung Cộng giúp trang bị đã ồ ạt tấn công Nam Triều Tiên (Nam Hàn). Hai ngày sau 27/6/1950 TT Truman vội tuyên bố bảo vệ miền Nam Triều Tiên và lệnh cho Hạm đội 7 bảo vệ Đài Đài Loan

Truman y như một thằng hề, thái độ lật lọng cho thấy cái lưỡi không xương của ông ta

Đài Loan từ 1950 đến nay thoát chết đã được Mỹ bảo vệ, còn lâu Trung Cộng mới dám tấn công Đài Loan. Trong bài China Couldn’nt Really Invade Taiwan, Could it? Trên trang The National Interest có đoạn nói (xin tóm tắt):

“Trung Cộng khó xâm lăng Đài Loan ồ ạt mà thắng được, tổn thất và sự nguy hại sẽ rất lớn cho chế độ”

Tổng số máy bay Đài Loan nay là  739, Trung Cộng 3,260, về lượng tuy nhiều nhưng trong số này nhiều chiếc đã có từ thời chiến tranh lạnh do Nga cung cấp, máy bay chiến đấu 2 bên là 288/1,200. Chiếm được Đài Loan Trung Cộng cũng sẽ bị sứt mẻ lớn. (globalfirepower.com)

Nay dân số Âu Châu (không kể Nga) khoảng 600 triệu, dân số Đông Nam Á (không kể Tầu Nhật, Hàn Quốc) khoảng 600 triệu, dân số Tầu là 1 tỷ 3 bằng cả hai khối Âu Á cộng lại, khiếp chưa? Kinh tế Hoa lục tăng trưởng nhanh là nhờ cái đống thịt 1 tỷ 3 đi làm gia công chứ không phải vì hàng kỹ nghệ cao như Nhật, Nam Hàn, Đức quốc. Nước Tầu xa xưa truyền bá văn minh cho Nhật, Triều tiên nhưng nay Hoa Lục không văn minh bằng Nhật, Hàn quốc về mọi phương diện.

Kinh tế Hoa lục thật ra là một nền kinh tế bấp bênh, phụ thuộc vào xuất cảng, nếu bị cấm vận, rút đầu tư thì họ khốn đốn ngay. Nay Hàng không, sản xuất công nghiệp của Hoa Lục phụ thuộc vào nhập cảng, thí dụ như cái TV phụ thuộc vào nhập cảng cơ phận từ 50% trở lên, máy bay 80% …một nền kinh tế không tự chủ được mà phụ thuộc vào Mỹ,Tây phương, Nhật.

Những năm gần đây Trung Cộng diệu võ dương oai tại Biển đông để đe dọa các nước lân bang nhưng gặp phản ứng cứng rắn các nước khu vực họ đã ôn hòa trở lại. Sự thực Trung Cộng không hề muốn chiến tranh mà chỉ đánh võ mồm. Nếu có đánh lớn thì sự nghiệp mà họ xây dựng mấy chục năm nay sẽ tan thành tro bụi, các thành phố Thiên Tân, Thượng Hải , Bắc Kinh …sẽ nát như cám. Thế thì hung hăng hù dọa các nước khác làm gì??

Tập Cận Bình nét mặt cục súc không khôn ngoan như Mao, Đặng, người ta cho rằng ông ta khiến cho nền hòa bình Á Châu bị xấu đi từ mấy năm nay.

Không! Ông ta chẳng là gì cả, so với Mao, Đặng họ Tập chỉ là con số không.

Trọng Đạt

(1)

– La Guerre civil en chine, Geographie.blog le monde.fr

– Communists Win China’s War, Macrohistoory and World Time Line, Fsmitha.com

– Chinese civil war, Wikipedia

(2) Wikipedia, Economy of China, China’s Historical GDP for 1952 –present

(3) Wikipedia, People’s Liberation Army Navy

(4) Wikipedia -Nuclear weapons and the United States

You may also like...