Trọng Đạt – Số Phận Của Đài Loan

Đài Loan năm 1950.

Cuộc nội chiến Trung Hoa giữa Mao Trạch Đông và Tưởng Giới Thạch kéo dài từ 1946 đến cuối năm 1949 rất tàn khốc với hàng trăm sư đoàn. Những tháng cuối của năm 1948, Quốc Dân Đảng yếu thế, Cộng quân chiếm được nhiều thành phố lớn ở Hoa Bắc và tiêu diệt được 144 sư đoàn thiện chiến của Tưởng. Đầu năm 1949 bà Tống Mỹ Linh, phu nhân Tưởng Giới Thạch sang Mỹ xin viện trợ nhưng bị bác bỏ. Tháng 4-1949 Cộng quân vượt sông Dương Tử chiếm Nam Kinh, thủ đô Quốc Dân Đảng.

Ngày 1 tháng 10 năm 1949, Mao Trạch Đông tuyên bố thành lập Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoathủ đô là Bắc Bình, nay đổi là Bắc Kinh. Cuối năm 1949 Tưởng Giới Thạch và khoảng 2 triệu người Quốc Dân Đảng chạy khỏi Đại lục tới đảo Đài Loan.

Tháng 12/1949 Mao ra lệnh sửa chữa các sân bay, chuẩn bị tầu bè để đổ bộ chiếm Đài Loan, nhưng cho tới nay họ vẫn không thực hiện được chiến dịch này (1)       .

Ngày 5-1-1950 TT Truman tuyên bố đứng ngoài cuộc chiến giữa Trung Cộng và Đài Loan (2).

Tôi xin tóm tắt bản tuyên bố của Truman như sau:

Ngày 5/1/1950 TT Truman tuyên bố:

“Nước Mỹ tôn trọng Công pháp quốc tế và chủ quyền thống nhất của Trung Hoa. Trong bản thông cáo chung tại Le Caire giữa TT Mỹ (Roosevelt), Thủ Tướng Anh (Churchill) và Tổng Thống Trung Hoa (Tưởng Giới Thạch) đã xác định đất của Trung Hoa như Đài Loan sẽ thuộc về Trung Hoa. Quân Nhật khi đầu hàng cũng chấp nhận như vậy. Đài Loan đã đầu hàng Tưởng Giới Thạch, nay Mỹ không can thiệp vào Đài Loan, không tiếp tế hay cố vấn cho Đài Loan mà chỉ viện trợ kinh tế”

Nghĩa là TT Truman sẽ không can thiệp khi Trung Cộng chiếm Đài Loan

Người Mỹ năm 1944 đã thuận nhường Đông Âu cho Nga để nhờ họ phụ giúp đánh quân Nhật và sau này trong cuộc chiến tranh Quốc Cộng, họ không tha thiết giúp Quốc Dân Đảng cho lắm. TT Roosevelt và TT Truman (kế vị) còn tin tưởng ở Staline, vẫn nghĩ rằng Sô viết là bạn đồng minh chiến đấu chống Đức Quốc Xã cùng với Tây Phương. Chính Mỹ đã tạo sức mạnh cho Nga, sau khi chiếm được Đông Âu, Nga lại giật giây giúp Mao nhuộm đỏ nước Tầu khiến cán cân giữa khối CS và Thế giới Tự Do lệch hẳn đi.

Truman tưởng rằng bỏ Đài Loan khi hòn đảo bị Trung Cộng đánh chiếm, Mỹ sẽ có cơ hội bang giao với chính phủ mới Trung Hoa Nhân Dân Cộng Hòa Quốc. Không có gì khó hiểu khi cả một lục địa rộng mênh mông với hơn 500 triệu dân họ còn chẳng tha thiết huống hồ một hòn đảo nhỏ.

Ai có ngờ đâu nửa năm sau, ngày 25/6/1950 Bắc Cao Ly (Bắc Hàn) được Nga và Trung Cộng giúp trang bị đã ồ ạt tấn công Nam Cao Ly (Nam Hàn). Hai ngày sau 27/6/1950 TT Truman vội tuyên bố bảo vệ Nam Cao Ly và lệnh cho Hạm đội 7 bảo vệ Đài Loan trong bản Lời tuyên bố của TT Truman về Cao Ly ngày 27/6/1950 Statement by the President Truman on Korea June 27,1950 (3)

Xin tóm tắt lời tuyên bố của Truman như sau

“TT Truman nói Bắc Cao Ly tấn công Nam Cao Ly. Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quôc kêu gọi họ ngưng lại nhưng họ vẫn ngoan cố. Tôi (Truman) ra lệnh cho Hải, Lục, Không quân yểm trợ Liên Hiệp Quốc để ngăn chận bọn xâm lược.

Nếu Cộng Sản chiếm Đài Loan, họ sẽ đe doạ nền an ninh của Thái Bình Dương và Quân đội Mỹ. Vậy nên tôi (TT Truman) ra lệnh cho Hạm Đội 7 bảo vệ Đài Loan (Formosa)

Tôi tăng cường viện trợ quân sự cho Phi Luật Tân”

Nay Mỹ không còn thờ ơ bình thản như trước, họ vội vã đưa quân bảo vệ từng tấc đất của Thái Bình Dương, Sau này Tướng Henri Navarre cựu Tư Lệnh quân viễn chinh Đông Dương nói (năm 1956)

“Qua kinh nghiệm đau thương tại Trung Hoa và nhất là Triều Tiên, người Mỹ mới nhận ra mối nguy Cộng Sản bành trướng tại Đông Nam Á, nhưng họ biết trễ mất 5 năm”

(Sous la pression de leurs deboires de Chine et surtout de Coree, les U.S.A avaient realise, avec cinq ans de retard, le danger de l’extenion communiste dans la Sud-Est asiatique”

(Agonie de l’Indochine trang 27)

Sô Viết đã lấy được Đông Âu và Trung Hoa, họ đã có bom nguyên tử tháng 8-1949 nhờ đánh cắp tài liệu, họ công khai gây hấn với Mỹ qua cuộc chiến Triều Tiên. Bây giờ người Mỹ mới biết CS với chính sách tầm ăn dâu toàn cầu còn nguy hiểm hơn Đức Quốc Xã và Đế Quốc Nhật trước đây. CS là mối đe dọa muôn đời cho Hoa Kỳ từ sau Thế Chiến. Đồng thời với cuộc chiến Triều Tiên, năm 1949, 50, Trung Cộng tiến sát biên giới Việt Hoa, năm sau họ  giúp Việt Minh thành lập 5 sư đoàn bộ binh (304, 308, 312, 316, 320)  và sư đoàn vũ khí nặng (351).

Thế là Đài Loan bỗng dưng thoát chết trong gang tấc từ 1950 cho đến nay, hòn đảo nhỏ bé này được coi là căn cứ quân sự của Mỹ như Nhật, Bắc Hàn, Phi Luật Tân …  Cho dù Mỹ hòa hoãn với Trung Cộng đầu thập niên 70 nhưng Đài Loan vẫn được coi là căn cứ chiến lược mà Mỹ luôn luôn giữ chặt.

Thập niên 1950, 60 thời Mao, Trung Cộng hung hăng đòi tấn công Đài Loan nhưng chỉ đánh võ mồm, chó sủa là chó không cắn, vì muốn tấn công Đài Loan cũng không dễ lắm. Đài Loan được Mỹ giúp xây dựng một nền kinh tế vững mạnh và một lực lượng Hải Lục Không Quân thật hùng hậu. Hồi ây một bài báo ở Sài Gòn có nói quân đội của Thống Chế Tưởng Giới Thạch nếu để bảo vệ Đài Loan thì quá mạnh nhưng để tái chiếm Lục địa thì lại quá nhỏ. Họ cũng nói giấc mộng lấy lại giang sơn của Tưởng Thống Chế tan như mây khói.

Tương quan Trung Cộng và Đài Loan

Năm 1950 dân số Trung Hoa khoảng 554,760  triệu (4). Hồi ấy dân số Đài Loan khoảng 7, 8 triệu (5). Diện tích Trung Cộng là 9 triệu 596 ngàn km2, gấp 266 lần điện tích Đài Loan (36 ngàn km2). Nay dân số Trung Cộng  khoảng 1 tỷ 400 triệu, gấp chừng 58 lần dân số Đài Loan (hơn 23 triệu). Trung Cộng là người khổng lồ, Đài Loan chỉ là một anh tí hon nhưng vẫn tự xưng là nước Trung Hoa như tự bao giờ. Nay trên thực tế có hai nước Trung Hoa: Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa và Trung Hoa Dân Quốc, đó là điều mà Trung Cộng đau đầu nhất.

Ngày 21/2/1972 TT Nixon viếng Trung Cộng, cái bắt tay giữa Mao Chủ Tịch và Tổng Thống Đế Quốc ít ra cũng mang lại hòa bình cho toàn vùng Đông Nam Á được nửa thế kỷ qua. Nhiều người kết án Nixon đã khiến cho Trung Cộng giầu mạnh như ngày hôm nay. Thật ra ông ta hòa với Trung Cộng trước hết để giải quyết cuộc chiến Việt Nam vì luôn bị Quốc Hội Mỹ đe dọa ra luật chấm dứt chiến tranh nếu không mang lại hòa bình (6)

Các chính phủ sau này từ TT Clinton,  Bush con tới Obama với chính sách dễ dãi và ham lợi đã khiến cho Trung Cộng lấy nhiều ngoại tệ và công việc làm của Mỹ.

Khoảng  năm 1978, 79 sau cuộc chiến tranh biên giới giữa Trung Cộng và Hà Nội, báo Sài Gòn Giải Phóng đăng tin trữ lượng ngoại tệ của Đài Loan hồi đó là 32 tỷ Mỹ kim, gấp 8 lần trữ lượng của Trung Quốc. Thời gian này chúng tôi ở trong trại tù CS, họ vẫn cho đọc báo, CSVN muốn cho thấy sự nghèo nàn lạc hậu của Trung Cộng.

So sánh lợi tức trung bình theo đầu người hàng năm (Per capita income) từ 1980 tới nay, Đài Loan năm 1980 gấp gần 8 lần Trung Cộng, nay 2020 lợi tức đầu người Đài Loan chỉ còn gấp 2,5 lần Trung Cộng: (List of countries by past and projected GDP (nominal) per capita).

Năm 1980 Trung Cộng có lợi tức đầu người (Per capita income) 300 Mỹ kim, Đài Loan 2,367 Mỹ kim

Năm 1989 Trung cộng LTĐN 409 Mỹ kim, Đài Loan 7,577 Mỹ Kim

Năm 1990 Trung Cộng 349 Mỹ kim, Đài Loan 8,178 Mỹ kim

Năm 1999 Trung Cộng 872 Mỹ kim, Đài Loan 13,710 Mỹ kim

Năm 2000 Trung Cộng 959 Mỹ kim, Đài Loan 14,877 Mỹ kim

Năm 2009 Trung Cộng 3,800 Mỹ kim, Đài Loan 16,960 Mỹ kim

Năm 2010 Trung Cộng 4,524 Mỹ kim, Đài Loan 19,262 Mỹ kim.

Năm 2019 Trung Cộng 10,000 Mỹ kim, Đài Loan 25,539 Mỹ kim.

Lợi tức của người dân (trung bình) tăng mạnh tử năm 2010 tới 2019 nhờ đầu tư và xuất cảng hàng hàng trên thế giới.

Lợi tức của người dân tại Trung Cộng chênh lệch, không đồng đều, những quan chức, thương gia có đời sống rất cao so với thường dân. Tại các thành thị, vùng duyên hải có đầu tư dân cư được hưởng nhiều tiện nghi của đời sống phồn hoa, nhưng miền quê cuộc sống nhiều gian khổ.

Tổng sản lượng GDP Trung Cộng tăng nhanh những năm 2000. Từ 1980 đến 1990 GDP của họ chỉ vào khoảng 400 tỷ Mỹ kim, nhưng từ năm 2000 trở đi tiến rất nhanh từ 1,215 tỷ lên 5,000 tỷ năm 2010 và nay lên tới 14,000 tỷ, bằng 60% GDP của Mỹ. Sự thực những con số này có phóng đại lên vì các địa phương báo cáo cho nhiều để nêu thành tích, thực tế không được như vậy.

Đài Loan, Nhật, Nam Hàn, Singapore… là những nước tân tiến giầu có ở Á Đông đã góp phần với Mỹ, Châu Âu để vực dậy nền kinh tế nghèo đói của Trung Cộng từ mấy chục năm nay. Người Đài Loan thay đổi quan điểm của họ, xóa bỏ thù hận để góp phần giúp người dân Đại Lục có cuộc sống văn minh hơn nhưng tới nay sự thể đã rõ ràng. Trung Cộng ngày càng giầu có, lại tăng cường quốc phòng, quân sự, đe dọa các nước tại Biển Đông như Phi Luật Tân, Việt Nam, Mã Lai…

Trong bài về sự liên hệ giữa Trung Cộng và Đài Loan (7) Có nói

(xin sơ lược) bà Thái Anh Văn (Tsai-ing-wen) muốn Đài Loan độc lập, là một quốc gia Trung Hoa Dân Quốc như trước đây. Bà đắc cử Tông Thống Đài Loan năm 2016, năm 2000 tái đắc cử, thuộc đảng Dân Chủ Cấp Tiến. Trong bài diễn văn năm 2019 bà đã bác bỏ thỏa hiệp năm 1992 giữa Quốc Dân Đảng và Hoa Lục, họ đồng ý thống nhất. Năm 1979 Carter không công nhận Đài Loan nhưng vài tháng sau Quốc hội chấp nhận liên hệ không chính thức với Đài Loan. Mỹ bán vũ khí cho Đài Loan để tự vệ, từ năm 2007 đến 2018 họ đã bán cho Đài Loan 25 tỷ Mỹ kim trang bị quân sự.

Từ 1999 tới 2017 thương mại giữa Trung Cộng và Đài Loan (China-Taiwan trade) tăng dần, xin đưa một số năm điển hình như sau

Năm 1999 giao thương hai nước là 35 tỷ Mỹ kim, năm 2002 là 53 tỷ, năm 2005 lên 100 tỷ, năm 2010 lên 152 tỷ, năm 2014 lên 174 tỷ, năm 2017 lên 176 tỷ.

Kết luận

Trước đây các lãnh đạo Trung Cộng mặc dù có tăng cường quốc phòng nhưng không chủ trương bành trướng, gây hấn. Từ năm 2012 khi Tập Cận Bình trở thành nhà lãnh đạo cao nhất của Trung Cộng, chính sách gây hấn của họ Tập đã đe dọa cả vùng Đông Nam Á nhất là Đài Loan. Tập Cận Bình năm giữ hết các chức vụ then chốt, ông ta vừa là Chủ tích đảng kiêm Chủ tịch nhà nước và giữ luôn Bì thư quân ủy Trung ương. Họ Tập muốn trở lại thời Mao Trạch Đông, Tần Thủy Hoàng xa xưa.

Thập niên 50, và đầu thập niên 60, Nga Sô giúp Trung Cộng  thành lập Hải Quân Nhân Dân. Cho tới cuối thập niên 80, phần lớn Hải Quân Tầu rất lạc hậu chỉ gồm có giang đĩnh và tầu tuần duyên. Người Mỹ gọi là brown-water-navy, Hải quân sông ngòi. Năm 1991 CS Sô Viết sụp đổ, Hoa Lục không còn phải lo phòng thủ biên giới Nga – Hoa, từ 1968 mỗi bên đưa năm, sáu chục sư đoàn đóng tại đây.

Nay Trung Cộng quay ra phòng thủ biển phía đông.  Hơn trăm năm trước, thời nhà Thanh, Bát quốc liên quân Tây phương, Nhật  đã từ đây vào xâm lược Trung Hoa. Thế chiến Thứ Hai quân Nhật cũng từ Biển đông vào xâm lăng nước Tầu.

Từ năm 2008 Trung Cộng  bắt đầu canh tân Hải quân, lên kế hoạch thành lập một Hạm đội nhỏ Hàng không mẫu hạm trong  mục đích phòng thủ. Năm 2009 Hải Quân Trung Cộng đã được coi như Hải quân nước xanh lá cây (green-water-navy), có nghĩa là Hải quân cận duyên nhưng cũng có khả năng ra biển. Sau đó họ chủ trương bành trướng ra các đảo trong vùng để tiến tới Hải quân nước xanh da trời (blue water) có khả năng ra biển khơi.

Nói chung Hoa Lục mới canh tân Hải quân, Không quân gần đây chưa thể tân tiến như Mỹ, Nhật. Cách đây mấy năm, một ông Tướng 4 sao của Nhât tuyên bố Hải quân, Không quân Trung Cộng lạc hậu từ 10 cho tới 20 năm so với Nhật, bây giờ mà còn xử dụng tầu ngầm dầu cặn do Nga cung cấp từ mấy chục năm trước. Ông cũng nói nếu có Hải chiến tại Biển Đông, Hải quân Nhật sẽ đánh bại Hải quân Tầu trong vòng mấy ngày. Chúng ta thấy Hải quân Trung Cộng chỉ uy hiếp Phi luật Tân, Việt Nam, Mã Lai… mà không hề dám uy hiếp Nhật.

Về vũ khí nguyên tử Mỹ là nước đầu tiên và duy nhất nghiên cứu chế tạo bom nguyên tử, Về số lượng, Mỹ là nước có nhiều đầu đạn nguyên tử nhất. Từ 1940 tới 1996 trong 56 năm Mỹ đã chi 8,890 tỷ đô la (theo giá tiền ngày nay) trong việc chế tạo vũ khí nguyên tử. Người ta ước lượng từ 1945 Mỹ đã chế tạo hơn 70,000 đầu đạn nguyên tử, nhiều hơn tổng số đầu đạn nguyên tử của các nước trên thế giới cộng lại. Võ khí nguyên tử của Trung Cộng chỉ vào khoảng 500 đầu đạn, chưa thể địch lại Mỹ được.

Đài Loan từ 1950 đến nay đã được Mỹ bảo vệ, còn lâu Trung Cộng mới dám tấn công Đài Loan. Trong bài China Couldn’nt Really Invade Taiwan, Could it? Trên trang The National Interest có đoạn nói (xin tóm tắt):

“Trung Cộng khó xâm lăng Đài Loan ồ ạt mà thắng được, tổn thất và sự nguy hại sẽ rất lớn cho chế độ”

Một khi Trung Cộng chiếm được Đài Loan, họ cho biết sẽ phong tỏa đường hải hành của Nhật khiến kinh tế, quân sự Nhật sẽ bị vô hiệu hóa. Nhưng người Nhật đâu có chịu để cho Trung Cộng chiếm Đài Loan, họ sẽ tham gia việc bảo vệ Đài Loan

Trang Hỏa Lực toàn cầu (10) đã xếp thứ tự sức mạnh quân sự các nước (năm 2020): Thứ nhất Mỹ, thứ nhì Nga, thứ ba Trung Cộng, thứ tư Ấn độ, thứ năm Nhật, thứ sáu Nam Hàn… Đài Loan thứ 26.

Về máy bay chiến đấu Trung Cộng có 1,232 chiếc, Đài Loan có 289 chiếc

Máy bay quân sự Trung Cộng có 3,210 chiếc, Đài Loan có 744 chiếc

Máy bay, tầu chiến Trung Cộng còn nhiều cái cũ kỹ, lạc hậu do Nga cung cấp từ thập niên 50, và đầu thập niên 60. Họ mới mướn chuyên viên Nga đóng thêm một số tối tân gần đây.

Từ 1950 đến nay, vùng Đông Nam Á núp dưới cây dù của Hạm đội số 7, chỉ một mình hạm đội này cũng đủ sức trấn áp sự hung hăng của Hoa Lục.

Trọng Đạt

(1) -Trần Vũ -Vì sao Trung Quốc không giải phóng được Đài Loan Trang Bên tách cà phê, theo Đời sống và Pháp luật.

-The National Interest- China coudn’t really invade Taiwan, Could it?

(https://nationalinterest.org/blog/buzz/china-couldnt-really-invade-taiwan-could-it-93646)

(2) Harry S Truman “Statement on Formosa” January 5, 1950. USC university of Southern California

(3) The Pentagon Papers, Gravel Edition, Volume 1
Document 8, Press Release by President Truman Announcing Military Assistance to Indochina, 27 June 1950, pp. 372-3

(4) Total Population by countries 1950, 2000, 2015, 2015, 2050

(5) Taiwan Population (1950-2000) (Data & Charts)

(6) Larry Berman: No Peace No Honor, Nixon, Kissinger and Betrayal in Vietnam, trang 200

(7) Council on Foreign relations: China-Taiwan relations

(China-Taiwan Relations
China-Taiwan RelationsDifferences over Taiwan’s status fuel tensions between the island and mainland, yet cross-strait economic ties c…

(8). Wikipedia, People’s Liberation Army Navy., s mitiines of co

(9) Wikipedia -Nuclear weapons and the United States

(10) http://www.globalfirepower.com soon as Taiwan is reunified with Mainland China, Japan’s maritime lines of communicationAs soon as Taiwan is reunified with Mainland China, Japan’s maritime lines of communication will fall completely within the striking ranges of China’s fighters and bombers…Our analysis shows that, by using blockades, if we can reduce Japan’s raw imports by 15-20%, it will be a heavy blow to Japan’s economy…After imports have been reduced by 50%, even if they use rationing to limit consumption, Japan’s national economy and war-making potential will collapse entirely…blockades can cause seaAs soon as Taiwan is reunified with Mainland China, Japan’s maritime lines of communication will fall completely within the striking ranges of China’s fighters and bombers…Our analysis shows that, by using blockades, if we can reduce Japan’s raw imports by 15-20%, it will be a heavy blow to Japan’s economy…After imports have been reduced by 50%, even if they use rationing to limit consumption, Japan’s national economy and war-making potential will collapse entirely…blockades can cause sea shipments to decrease and can even create a famine within the Japanese islands. shipments to decrease and can even create a famine within the Japanese islands. will fall completely within the striking ranges and bombers…Our analysis shows that, by using blockades, if we can reduce Japan’s raw imports by 15-20%, it will be a heavy blow to Japan’s economy…After imports have been reduced by 50%, even if they use rationing to limit consumption, Japan’s national economy and war-making potential will collapse entirely…blockades can cause sea shipments to decrease and can even create a famine within the Japanese islands.

As soon as Taiwan is reunified with Mainland China, Japan’s maritime lines of communication will fall completely within the striking ranges of China’s fighters and bombers…Our analysis shows that, by using blockades, if we can reduce Japan’s raw imports by 15-20%, it will be a heavy blow to Japan’s economy…After imports have been reduced by 50%, even if they use rationing to limit consumption, Japan’s national economy and war-making potential will collapse entirely…blockades can cause sea shipments to decrease and can even create a famine within the Japanese islands.

You may also like...